Đề ôn luyện số 7 - Tổ hợp KHXH cực hay có đáp án !...
- Câu 1 : Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” doChiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” do
A. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B. thực hiện nhiệm vị của một cuộc chiến tranh tổng lực.
C. được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp của hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ.
D. được tiến hành bằng lực lượng mạnh ( quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), số quân đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
- Câu 2 : Đặc điểm khác biệt giai đoạn hai của phong trào Cần Vương so với giai đoạn đầu là gì?
A. Chỉ diễn ra ở các tình trung kì.
B. Chỉ còn vài cuộc khởi nghĩa nhỏ.
C. Không còn sự lãnh đạo của triều đình.
D. Chủ động thương lượng với Pháp.
- Câu 3 : Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ( 3/2/1930)?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương chính thức của Đảng.
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
- Câu 4 : Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực đân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?
A. Chính sách “ Thuộc địa thời chiến”.
B. Chính sách “ Kinh tế chỉ huy”.
C. Chính sách “ Kinh tế thời chiến”.
D. Chính sách “ Kinh tế mới”.
- Câu 5 : Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong những năm 1965 – 1968 là
A. hỗ trọ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.
B. chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ.
C. đảm bảo gia thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
D. vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.
- Câu 6 : Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” là
A. xu thế dùng khủng bố để đối đầu với nước lớn.
B. xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển.
C. tăng cường liên kết khu vực để tăng sức mạnh kinh tế quân sự.
D. xu thế cạnh tranh để tồn tại.
- Câu 7 : Sự kiện nào đánh dấu chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản?
A. Trận Bình Giã ( Bà Rịa, ngày 2/12/1964).
B. Trận Ấp Bắc ( Mĩ Tho, ngày 2/1/1963).
C. Sư Thích Quảng Đức tự thiêu ( Sài Gòn, năm 1963).
D. Tổng thống Kennơđi bị ám sát ( ngày 22/11/1963).
- Câu 8 : Tại sao các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki?
A. Vì kinh tế Tây Âu khủng hoảng.
B. Do Tác động của chiến tranh lạnh kết thúc.
C. Do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mĩ.
D. Vì bức tường Béc lin đã xụp đổ.
- Câu 9 : Sau khi Liên Xô tan rã, “ Quốc gia kế tục” là Liên bang Nga, được kế thừa
A. tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị, xã hội.
B. toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ, thành tựu và hạn chế của Liên Xô trên các măt.
C. toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô.
D. địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
- Câu 10 : Đại hội nào dưới đây đã quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác – Lênin riêng?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc thứ III ( 9 -1960).
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ( 2 -1951).
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I ( 3 -1935).
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV ( 12 – 1976).
- Câu 11 : Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?
A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
B. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
C. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
D. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
- Câu 12 : Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước ( từ tháng 12 - 1986) là
A. cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới.
B. tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam.
C. sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.
D. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô.
- Câu 13 : Cho các sự kiện dưới đây:
A. 4, 2, 3, 1.
B. 2, 1, 4, 3.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 3, 4, 1, 2.
- Câu 14 : Tư tưởng nào ngày càng mất vai trò chi phối phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Vì nước, vì dân.
B. Độc lập, tự do.
C. Dân sinh, dân chủ.
D. Trung quân, ái quốc.
- Câu 15 : Mục tiêu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Thiết lập hệ thống đồng minh nhằm tạo ra lực lượng đối trọng với Liên Xô.
B. Chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi cách mạng thế giới, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
C. Hỗ trợ các nước Tây Âu khắc phục hậu quả chiến tranh, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
D. Tiêu diệt Liên Xô và hệ thống các nước XHCN.
- Câu 16 : Hiểu như thế nào về CNXH mang màu sắc Trung Quốc?
A. Là mô hình CNXH được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị.
B. Mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân = đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chịnh trị cơ bản.
C. Là mô hình CNXH hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác – Lênin đề ra.
D. Là mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác – Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc.
- Câu 17 : Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.
B. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị.
C. Nhiều đảng phái ra đời.
D. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.
- Câu 18 : Nội dung nào không đúng thể hiện sự khác nhau về thái độ của nhân dân và triều đình trước hành động xâm lược của Pháp?
A. Triều đình ra lệnh giải phóng phong trào kháng chiến, đàn áp khởi nghĩa nhân dân.
B. Sĩ phu, văn thân yêu nước bất hợp tác với Pháp.
C. Triều đình lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi cuối cùng.
D. Nhân dân không hạ vũ khí theo lệnh triều đình, tự động kháng chiến.
- Câu 19 : Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiện gì?
A. Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi.
B. Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.
C. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
D. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
- Câu 20 : Phương châm tác chiến trong các chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam được Bộ chính trị Trung ương xác định là
A. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
B. lâu dài đánh chắc, tiến chắc.
C. đánh chắc, tiến chắc.
D. đánh nhanh, thắng nhanh.
- Câu 21 : Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?
A. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ
B. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ Mĩ cút, ngụy nhào”.
C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
D. đã đánh cho “ Mĩ cút, ngụy nhào”.
- Câu 22 : Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dâu
A. thắng lợi toàn diện của CNXH.
B. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.
- Câu 23 : Giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
B. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
- Câu 24 : Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
A. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
B. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.
C. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
D. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
- Câu 25 : Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A ( ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali ( 2/1976).
B. Campuchia gia nhập ASEAN ( 4/1999).
C. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN ( 11/2007).
D. Việt Nam gia nhập ASEAN ( 7/1995).
- Câu 26 : Thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tọc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là
A. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
B. thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
C. tham gia cách mạng hăng hái nhất.
D. ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp.
- Câu 27 : Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp cơ bản là
A. địa chủ phong kiến, tư sản, nông dân.
B. công nhân và nông dân.
C. địa chủ phong kiến và nông dân.
D. địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
- Câu 28 : Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và thời gian nào và thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Tháng 7/1995, thành viên thứ 148.
B. Tháng 9/1977, thành viên thứ 150.
C. Tháng 9/1975, thành viên thứ 148.
D. Tháng 9/1977, thành viên thứ 149.
- Câu 29 : Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bào học kinh nghiệm quý báu, bài học nào mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay?
A. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.
B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
C. đấu tranh quân sự, kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
D. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.
- Câu 30 : Sau cách mạng tháng tám năm 1945, để giải quyết căn bản nạn đói. Đảng và nhân dân ta thực hiện biện pháp có tính chất hàng đầu và lâu dài nào?
A. Nghiêm trị những người đầu cơ, tích trữ gạo.
B. Quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước.
C. Kêu gọi “ tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.
D. Phát động phong trào “ nhường cơm sẻ áo”, “ hũ gạo cứu đói”...
- Câu 31 : Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh 1930 – 1931 vì
A. đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động cả nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
B. quần chúng đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.
C. diễn ra trên phạm vi cả nước.
D. thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.
- Câu 32 : Xác định yếu tố nào thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?
A. xung đột sắc tộc, tôn giáo.
B. Sự suy thoái về kinh tế.
C. Chủ nghĩa khủng bố.
D. Chủ nghĩa li khai.
- Câu 33 : Nét nổi bật của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là
A. uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
C. tập hợp được một lực lượng công nông hùng mạnh.
D. tư tưởng và chủ truong của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị của đảng viên được nâng cao.
- Câu 34 : Hiệu lênh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là gì?
A. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát trên đài phát thanh.
C. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.
D. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.
- Câu 35 : Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán.
B. Giải phóng 4000km và 40 vạn dân.
C. Tiêu diệt bắt sống 16200 tên, hạ 62 máy nay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp – Mĩ.
D. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ.
- Câu 36 : “ Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục”. Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám?
A. Thời cơ khách quan thuận lợi.
B. Thời cơ chủ quan thuận lợi.
C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
D. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.
- Câu 37 : Tinh thần gì được phát huy qua hai cuộc Tổng quyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976?
A. Đại đoàn kết dân tộc.
B. Yêu nước chống ngoại xâm.
C. Kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ.
D. Đoàn kết quốc tế vô sản.
- Câu 38 : Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?
A. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
B. Vì Pháp và Trung hoa dân quốc bắt tay cấu kết với nhau chống ta.
C. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
D. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
- Câu 39 : Điền từ còn thiếu trong lời nhận định sau của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh: “ Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng ... trong cái xứ ... nhất là các nước phương Đông”.
A. Cộng sản, thuộc địa.
B. Cộng sản, Đông Dương.
C. Quốc tế Cộng sản, thuộc địa.
D. Quốc tế Cộng sản, Đông Dương.
- Câu 40 : Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do
A. nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc có nền nhiệt độ cao.
B. ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
C. có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
D. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
- Câu 41 : Bề mặt đồng bằng sông Hồng
A. bị chia cắt thành nhiều ô.
B. không còn bồi tụ phù sa hàng năm.
C. không có các ô trũng ngập nước.
D. với gần 2/3 diện tích là đất phèn, đất mặn.
- Câu 42 : Ở nước ta, gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh ở
A. đồng bằng Nam Bộ và các vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên.
B. trung du và miền núi Bắc Bộ và phần lớn đồng bằng Bắc Bộ.
C. bán bình nguyên Đông Nam Bộ và các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
D. đồng bằng ven biển Trung Bô và phần nam của khu vực Tây Bắc.
- Câu 43 : Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) là
A. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
B. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
D. đới rừng nhiệt đới lục địa khô.
- Câu 44 : Mục tiêu của việc ban hành “ Sách đỏ ở Việt Nam” là nhằm
A. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiểm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C. quy định việc khai thác về gỗ, động vật, thủy sản.
D. biết được số lượng các loài động, thực vật hiện có ở nước ta.
- Câu 45 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh giáp biển Đồng bằng sông Cửu Long không phải là
A. Bạc Liêu.
B. Tiền Giang.
C. An Giang.
D. Trà Vinh.
- Câu 46 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Dãy Pu Đen Đinh.
B. Dãy Pu Sam Sao.
C. Dãy Tam Đảo.
D. Dãy Hoàng Liên Sơn.
- Câu 47 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển Nghi Sơn, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô, Vũng Áng lần lượt thuộc về các tỉnh nào của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh.
B. Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế.
C. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế.
- Câu 48 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là
A. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quy Nhơn, Cà Mau.
B. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Việt Trì.
C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Nha Trang, Thái Nguyên.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một, Huế.
- Câu 49 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm
A. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.
B. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
C. được cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.
D. số lượng ( quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng.
- Câu 50 : Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ
A. có một ít tầng trầm tích.
B. có một ít tầng granit.
C. không có tầng granit.
D. không có tầng trầm tích.
- Câu 51 : Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là
A. khí quyển hấp hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
C. do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo ra.
D. do năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ trong long Trái Đất.
- Câu 52 : Thổ nhưỡng là
A. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
B. lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động canh tác nông nghiệp.
C. lớp vật chất vụn bở trên bề mặt Trái Đất, được hình thành bởi các quá trình phong hóa đá.
D. lớp vật chất trên cùng của vỏ Trái Đất, được con người cải tạo và đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Câu 53 : Vòng đai nóng trên Trái Đất
A. nằm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
B. nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 50B đến vĩ tuyến 50N.
C. nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200C của hai bán cầu.
D. nằm giữa các đường đẳng nhiệt +200C của tháng nóng nhất.
- Câu 54 : Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu, nguồn lực để định hướng có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dụng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia là:
A. tự nhiên.
B. vị tri địa lí.
C. vốn.
D. thị trường.
- Câu 55 : Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm chính là
A. công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng.
B. công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.
C. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
D. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.
- Câu 56 : Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải là
A. địa hình.
B. sông ngòi.
C. khí hậu và thời tiết.
D. thảm thực vật.
- Câu 57 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Campuchia?
A. Lao Bảo.
B. Lệ Thanh.
C. Cầu Treo.
D. Tây Trang.
- Câu 58 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các vườn quốc gia của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoảng Liên, Vũ Quang.
B. Vũ Quang, Xuân Thủy, Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Pù Mát, Phước Bình, Bến Én.
D. Bến Én, Vũ Quang, Pù Mát.
- Câu 59 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, phần lớn cây chè ở vùng Tây Nguyên được trồng chủ yếu ở tỉnh
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Lâm Đồng.
- Câu 60 : Có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở
A. Trung Quốc, Nhật Bản.
B. Hoa Kì, Ôxtrâylia.
C. LB Nga, Ca-na-da.
D. Pháp, Cam-pu-chia.
- Câu 61 : Khoa khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. công nghiệp chế biến chưa phát triển.
B. giống cây trồng còn hạn chế.
C. thị trường có nhiều biến động.
D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
- Câu 62 : Ngư trường nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Cà Mau – Kiên Giang ( ngư trường vịnh Thái Lan).
B. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. Hải Phòng – Quảng Ninh ( ngư trường vịnh Bắc Bộ).
D. quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Câu 63 : Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành công nghiệp
A. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
B. công nghiệp nhẹ, khai thác.
C. sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, công nghiệp nặng.
D. khai thác; chế biến; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
- Câu 64 : Cho bảng số liệu”
A. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng, của Nhật Bản và Trung Quốc giảm.
B. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc đều tăng.
C. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng nhanh nhất.
D. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng nhiều nhất.
- Câu 65 : Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. quá trình đổi mới công nghệ.
B. đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện – cơ khí.
C. sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của công nghệ cao.
D. chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ.
- Câu 66 : Các nước nghèo ở châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức trên thế giới về
A. kĩ thuật, giáo dục, thông tin liên lạc.
B. y tế, giáo dục, lương thực.
C. lương thực, tài chính, kĩ thuật.
D. thực phẩm, giáo dục, tài chính.
- Câu 67 : Nơi có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ hai của Hoa Kì là
A. Tếch–dát.
B. A-la-xca.
C. Ca-li- phoóc-nia.
D. ven vịnh Mê-hi-cô.
- Câu 68 : Lãnh thổ LB Nga trải dài trên phần lớn đồng bằng
A. Đông Bắc Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
B. Bắc Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
C. Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
D. Đông Âu và toàn bộ phần Đông Bắc Á.
- Câu 69 : Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về
A. giao thông vận tải biển.
B. thương mại.
C. sản lượng điện.
D. giá trị sản lượng công nghiệp.
- Câu 70 : Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Câu 71 : Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khu công nghiệp tập trung ở nước ta?
A. Có ranh giới địa lí xác định.
B. Chuyên sản xuất công nghiệp.
C. Không có dân cư sinh sống.
D. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
- Câu 72 : Các thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay ở nước ta là
A. Ôxtrây lia., Hoa Kì, Nhật Bản.
B. Xin-ga-po, Trung Quốc, Hoa Kì.
C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
D. Đức, Nhận Bản, Hoa kì.
- Câu 73 : Định hướng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả.
B. tăng tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp; giảm tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả.
C. giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả; tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
D. giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
- Câu 74 : Các vùng sản xuất muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Sa Huỳnh, Phan Thiết.
B. Quy Nhơn, Mỹ Khê.
C. Cà Ná, Sa Huỳnh.
D. Phan Thiết, Văn Lý.
- Câu 75 : Nhóm đất phù sa ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yêu ở
A. ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
B. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên.
C. dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu.
D. trung tâm bán đảo Cà Mau.
- Câu 76 : Cho bảng số kiệu:
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ kết hợp.
D. Biểu đồ đường.
- Câu 77 : Anh A và anh B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh quần áo trên địa bàn quận C. Vì có mối quan hệ thân thiết với anh B nên ông G lãnh đạo cơ quan yêu cầu chị V hủy hồ sơ của anh A. Những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh
A. Ông G, chị V.
B. Ông G, chị V và anh B.
C. Ông G.
D. Anh A, anh B, ông G, chị V.
- - Bộ đề 6 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!
- - Bộ đề 1- Luyên thi THPTQG 2019 Tổ hợp KHXH có đáp án !!
- - Bộ đề 4 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!
- - Bộ đề 5 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!
- - Bộ đề 7 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!
- - Bộ đề 10 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!
- - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!
- - Ôn luyện đề tổng hợp KHXH Địa - Sử - GDCD cực hay có đáp án !!
- - Bộ đề 8 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!
- - Bộ đề 11 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!