Phản ứng hạt nhân
- Câu 1 : Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là:
A Lực tĩnh điện
B Lực hấp dẫn
C Lực điện từ
D Lực tương tác mạnh
- Câu 2 : Phạm vi của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là bao nhiêu?
A 10-13 cm
B 10-8 cm
C 10-10 cm
D Vô hạn
- Câu 3 : Độ hụt khối của hạt nhân được xác định bằng biểu thức
A \(\Delta m = Z{m_n} + \left( {A - Z} \right){m_p} - {m_X}\)
B \(\Delta m = {m_X} - Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n}\)
C \(\Delta m = Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} + {m_X}\)
D \(\Delta m = Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}\)
- Câu 4 : Tính năng lượng tỏa ra khi tạo thành \(1\,\,g\,\,_2^4He\) từ các proton và notron. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân \(He\) là \(\Delta m = 0,0304u;\,\,1u = 931\,\,MeV/{c^2};\,\,1\,\,MeV = 1,{6.10^{ - 13}}\,\,J\). Biết số Avôgađrô \({N_A} = 6,{02.10^{23}}\,\,mo{l^{ - 1}}\), khối lượng mol của \(_2^4He\) là \(4\,\,g/mol\)
A \({66.10^{10}}\,\,J\).
B \({66.10^{11}}J\).
C \({68.10^{10}}\,\,J\).
D \({68.10^{11}}\,\,J\).
- Câu 5 : Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclon tương ứng là \({A_X},{\rm{ }}{A_Y},{\rm{ }}{A_Z}\) với \({A_X} = {\rm{ }}2{A_Y} = {\rm{ }}0,5{A_Z}\) . Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tứng ứng là \(\Delta {E_X},\Delta {E_{Y,}}\Delta {E_Z}\) với \(\Delta {E_Z} < \Delta {E_X} < \Delta {E_Y}\) . Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là
A Y, X, Z
B Y, Z, X
C X, Y, Z
D Z, X, Y
- Câu 6 : Cho khối lượng của proton; nơtron; \(_{18}^{40}{\rm{Ar; }}_3^6Li\)lần lượt là 1,0073u; 1,0087u, 39,9525u, 6,0145u và 1u = 931,5MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_3^6Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{18}^{40}{\rm{Ar}}\)
A Lớn hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon
B Lơn hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon
C Nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon
D Nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon.
- Câu 7 : Cho phản ứng hạt nhân: \(_{\rm{1}}^{\rm{2}}{\rm{D}} + _{\rm{1}}^{\rm{3}}{\rm{T}} \to _{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}} + _{\rm{0}}^{\rm{1}}{\rm{n}}\). Biết năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân tương ứng là: \({\varepsilon _D} = 1,11\,\,MeV/nuclon;\,\,{\varepsilon _T} = 2,83\,\,MeV/nuclon;\,\,{\varepsilon _{He}} = 7,10\,\,MeV/nuclon\). Năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân này là
A \(17,69\,\,MeV\).
B \(18,26\,\,MeV\).
C \(17,25\,\,MeV\).
D \(16,52\,\,MeV\).
- Câu 8 : Một prôtôn có động năng Wp = 1,5MeV bắn vào hạt nhân \({}_3^7Li\) đang đứng yên thì sinh ra 2 hạt X có bản chất giống nhau và không kèm theo bức xạ gamma. Tính động năng của mỗi hạt X? Cho mLi = 7,0144u; mp = 1,0073u; mX = 4,0015u; 1uc2 = 931MeV.
A 9,4549MeV
B 9,6 MeV
C 9,7 MeV
D 4,5 MeV
- Câu 9 : Để phản ứng \({}_6^{12}C + \gamma \to 3{}_2^4He\) có thể xảy ra, lượng tử \(\gamma \) phải có năng lượng tối thiểu là bao nhiêu? Cho biết \({m_C} = 11,9967u;\,\,{m_\alpha } = 4,0015u;\,\,1u.1{c^2} = 931\,\,MeV\).
A \(7,50\,\,MeV\).
B \(7,44\,\,MeV\).
C \(7,26\,\,MeV\).
D \(8,26\,\,MeV\)
- Câu 10 : Tổng hợp hạt nhân \({}_2^4He\) từ phản ứng hạt nhân \({}_1^1H + {}_3^7Li \to {}_2^4He + X\). Mỗi phản ứng trên tỏa năng lượng 17,3 MeV. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 0,5 mol heli là
A 1,3.1024 MeV
B 2,6.1024 MeV
C 5,2.1024 MeV
D 2,4.1024 MeV
- Câu 11 : Xét phản ứng hạt nhân \({}_{13}^{27}Al + \alpha \to {}_{15}^{30}P + n\). Cho khối lượng của các hạt nhân mAl = 26,9740 u, mP = 29,9700 u, mα = 4,0015 u, mn = 1,0087 u, 1u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng đó
A tỏa năng lượng ≈ 2,98 MeV.
B thu năng lượng ≈ 2,98 MeV.
C tỏa năng lượng ≈ 29,8 MeV.
D thu năng lượng ≈ 29,8 MeV.
- Câu 12 : Chu trình Cacbon của Bethe như sau:\(\begin{array}{l}p + {}_6^{12}C \to {}_7^{13}N;{}_7^{13}N \to {}_6^{13}C + {e^ + } + v;p + {}_6^{13}C \to {}_7^{14}N\\p + {}_7^{14}N \to {}_8^{15}O;{}_8^{15}O \to {}_7^{15}N + {e^ - } + v;p + {}_7^{15}N \to {}_6^{12}C + {}_2^4He\end{array}\)Năng lượng tỏa ra trong một chu trình cacbon của Bethe bằng bao nhiêu? Biết khối lượng proton, hêli và êlectrôn lần lượt là \(1,007825u;\,\,4,002603u;\,\,0,000549u;\,\,1u = 931\,\,MeV/{c^2}\)
A \(49,4\,\,MeV\).
B \(25,7\,\,MeV\).
C \(12,4\,\,MeV\).
D Không tính được vì không cho khối lượng của các nguyên tử còn lại.
- Câu 13 : Hạt \(\alpha \) có động năng \(6,3{\rm{ }}MeV\) bắn vào một hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên, gây ra phản ứng \(\alpha + _4^9Be \to _6^{12}C + n\). Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng \(5,7{\rm{ }}MeV\) , động năng của hạt C gấp 5 lần động năng hạt n. Động năng của hạt nhân n là
A 9,8 MeV
B 9 MeV
C 10 MeV
D 2 MeV
- Câu 14 : Hạt A có động năng WA bắn vào một hạt nhân B đứng yên, gây ra phản ứng: \(A{\rm{ }} + {\rm{ }}B \to C{\rm{ }} + {\rm{ }}D\) . Hai hạt sinh ra có cùng độ lớn vận tốc và khối lượng lần lượt là mC và mD. Cho biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là \(\Delta E\) và không sinh ra bức xạ \(\gamma \) . Tính động năng của hạt nhân C.
A \({{\rm{W}}_C} = \frac{{{m_D}\left( {{{\rm{W}}_A} + \Delta E} \right)}}{{{m_C} + {m_D}}}\)
B \({{\rm{W}}_C} = \frac{{\left( {{m_C} + {m_D}} \right)\left( {{{\rm{W}}_A} + \Delta E} \right)}}{{{m_C}}}\)
C \({{\rm{W}}_C} = \frac{{\left( {{{\rm{W}}_A} + \Delta E} \right)\left( {{m_C} + {m_D}} \right)}}{{{m_D}}}\)
D \({{\rm{W}}_C} = \frac{{{m_C}\left( {{{\rm{W}}_A} + \Delta E} \right)}}{{{m_C} + {m_D}}}\)
- Câu 15 : Bắn hạt α vào hạt nhân \(_7^{14}N\) đứng yên có phản ứng \(_7^{14}N + \alpha \to _8^{17}O + _1^1p\) . Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tỉ số tốc độ của hạt nhân Oxi và tốc độ của hạt \(\alpha \) là:
A 2/9
B 3/4
C 17/81
D 4/21
- Câu 16 : Bắn hạt α vào hạt nhân \(_7^{14}N\) đứng yên, xảy ra phản ứng tạo thành một hạt nhân oxi và một hạt proton. Biết rằng hai hạt sinh ra có véctơ vận tốc như nhau, phản ứng thu năng lượng 1,21 MeV. Cho khối lượng của các hạt nhân thỏa mãn: \({m_O}{m_\alpha } = {\rm{ }}0,21{\left( {{m_O} + {m_P}} \right)^2}\) và \({m_p}{m_\alpha } = 0,012{\left( {{m_O} + {m_P}} \right)^2}\). Động năng của hạt α là:
A 1,555 MeV
B 1,656 MeV
C 1,958 MeV
D 2,559 MeV
- Câu 17 : Phản ứng hạt nhân \(_1^2H + _1^3H \to _2^4He + _0^1n\) tỏa ra năng lượng 17,6 MeV. Giả sử ban đầu động năng các hạt không đáng kể. Coi khối lượng các hạt nhân (theo u) xấp xỉ số khối của nó. Động năng của \(_0^1n\) là:
A 10,56 MeV
B 7,04 MeV
C 14,08 MeV
D 3,52 MeV
- Câu 18 : Hạt nhân \(\alpha \) có động năng \(5,3{\rm{ }}MeV\) bắn phá hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên và gây ra phản ứng: \(\alpha + _4^9Be \to X + n\). Hai hạt sinh ra có phương véctơ vận tốc vuông góc với nhau. Cho biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là \(5,6791{\rm{ }}MeV\) , khối lượng của các hạt \({m_\alpha } = {\rm{ }}3,968{m_n};{\rm{ }}{m_X} = {\rm{ }}11,8965{m_n}\). Động năng của hạt \(X\) là
A \(0,92\,\,MeV\).
B \(0,95\,\,MeV\).
C \(0,84\,\,MeV\).
D \(0,75\,\,MeV\).
- Câu 19 : Dùng một proton có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân \(_4^9Be\) đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của proton và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong các phản ưng này bằng
A 4,225 MeV
B 1,145 MeV
C 2,125 MeV
D 3,125 MeV
- Câu 20 : Bắn phá một proton vào hạt nhân \(_3^7Li\)đứng yên. Phản ứng hạt nhân sinh ra hai hạt nhân X giống nhau và có cùng tốc độ. Biết tốc độ của proton bằng 4 lần tốc độ của hạt nhân X. Coi khối lượng của các hạt nhân bằng số khối theo đơn vị u. Góc tạo bởi phương chuyển động của hai hạt X là
A 600
B 900
C 1200
D 1500
- Câu 21 : Hạt α có động năng 5 MeV bắn vào một hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên, gây ra phản ứng tạo thành một hạt \(_6^{12}C\) và một hạt nơtron. Hai hạt sinh ra có véctơ vận tốc hợp với nhau một góc 800. Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng 5,6 MeV. Coi khối lượng của các hạt nhân bằng số khối theo đơn vị u. Động năng của hạt nhân C có thể bằng
A 7 MeV
B 0,589 MeV
C 8 MeV
D 2,5 MeV
- Câu 22 : Hạt nơtron có động năng 2 MeV bắn vào hạt nhân \(_3^7Li\) đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân tạo thành một hạt α và một hạt T. Các hạt α và T bay theo các hướng hợp với hướng tới của hạt notrơn những góc tương ứng bằng 150 và 300. Bỏ qua bức xạ gamma. Phản ứng thu hay tỏa năng lương? ( Cho tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng)
A 17,4 MeV
B 0,5 MeV
C -1,3 MeV
D -1,68 MeV
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất