100 câu trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Protein cơ...
- Câu 1 : Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. Metylamin
B. Trimetylamin
C. Đimetylamin
D. Phenylamin
- Câu 2 : Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3N
B. CH5N
C. C3H7N
D. C6H7N
- Câu 3 : Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. Amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit.
B. Metyl amin, amoniac, natri axetat.
C. Anilin, metyl amin, amoniac.
D. Anilin, amoniac, natri hidroxit.
- Câu 4 : Anilin có công thức phân tử là?
A. C6H5NH2
B. C3H5NH2
C. C6H5OH
D. C6H13NH2
- Câu 5 : Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc 1 có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H9N?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
- Câu 6 : Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được sắp xếp theo dãy:
A. Amoniac < etylamin < phenylamin.
B. Etylamin < amoniac < phenylamin.
C. Phenylamin < amoniac < etylamin.
D. Phenylamin < etylamin < amoniac.
- Câu 7 : Hợp chất C6H5NHC2H5 có tên thay thế là:
A. N – Etylbenzenamin
B. Etyl phenyl amin
C. N – Etylanilin
D. Etyl benzyl amin
- Câu 8 : Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:
A. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.
B. Do amin tan nhiều trong H2O.
C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
- Câu 9 : Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?
A. Anilin
B. Metylamin
C. Đimetylamin
D. Amoniac
- Câu 10 : Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng nước đá và nước đá khô.
B. Dùng fomon, nước đá.
C. Dùng phân ure, nước đá.
D. Dùng nước đá khô, fomon.
- Câu 11 : Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Glyxin
B. Phenylamin
C. Metylamin
D. Alanin
- Câu 12 : Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Xút.
B. Xô đa.
C. Nước vôi trong.
D. Giấm ăn.
- Câu 13 : Amin (C4H9NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH
B. HCl
C. Na2CO3
D. NaCl
- Câu 14 : Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng
A. dung dịch NaOH và nước
B. dung dịch HCl và nước
C. dung dịch amoniac và nước
D. dung dịch NaCl và nước
- Câu 15 : Trong điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí:
A. Anilin
B. Glyxin
C. Metylamin
D. Etanol
- Câu 16 : Hợp chất tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng là
A. Anđehit axetic
B. Glucozơ
C. Alanin
D. Anilin
- Câu 17 : Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
- Câu 18 : Cho 13,65 gam hỗn hợp các amin gồm trimetylamin, metylamin, đimetylamin, anilin tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
A. 22,525
B. 22,630
C. 22,275
D. 20,95
- Câu 19 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức X1, X2 (đều bậc I, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, X1 là amin no mạch hở và phân tử X1 nhiều hơn phân tử X2 hai nguyên tử H) thu được 0,1 mol CO2. Mặt khác cho toàn bộ lượng X trên tác dụng với dung dịch HNO2 sinh ra 0,05 mol N2. Trong các khẳng định sau có bao nhiêu khẳng định đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 20 : Cho amin X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được muối có phân tử khối bằng 95,5. Công thức của X là?
A. C3H9N
B. C4H9N
C. C2H8N2
D. CH6N2
- Câu 21 : Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là?
A. 8
B. 7
C. 5
D. 4
- Câu 22 : Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, trimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,07 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,555
B. 3,555
C. 5,555
D. 4,725
- Câu 23 : Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin (tỉ lệ mol 1 : 2) phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,05
B. 22,95
C. 6,75
D. 16,3
- Câu 24 : A là một amin. A tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có dạng RNH3Cl. Cho 5,4 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch CuSO4, thu được muối hữu cơ và 5,88 gam kết tủa. A là:
A. n-Propylamin
B. Metylamin
C. Đimetylamin
D. Etylamin
- Câu 25 : Cho m gam anilin vào lượng dư dung dịch brom, phản ứng kết thúc, thu được kết tủa trắng là dẫn xuất tribrom của anilin có khối lượng 6,6 gam. Trị số của m là:
A. 0,93
B. 1,395
C. 1,86
D. 2,325
- Câu 26 : Benzen không làm mất màu nước brom, trong khi anilin làm mất màu nước brom nhanh chóng. Nguyên nhân là:
A. Nhóm amino (-NH2) rút điện tử làm cho anilin phản ứng thế ái điện tử xảy ra dễ dàng với nước brom (tại các vị trí orto, para) còn benzen thì không phản ứng với nước brom.
B. Benzen không hòa tan được trong nước và nhẹ hơn nước nên khi cho vào nước brom thì có sự phân lớp, benzen nằm ở lớp trên, không tiếp xúc được với brom nên không có phản ứng, còn anilin thì phản ứng được là do anilin hòa tan dễ dàng trong nước.
C. Anilin có tính bazơ nên tác dụng được với nước brom, còn benzen không phải là bazơ nên không phản ứng được.
D. Do nhóm amino đẩy điện tử vào nhân thơm khiến anilin phản ứng được với dung dịch brom, còn benzen thì không.
- Câu 27 : A là một amin đơn chức bậc hai. Cho A tác dụng với dung dịch AlCl3 thì thu được kết tủa màu trắng và lượng muối hữu cơ thu được có tỉ lệ khối lượng so với A đem cho phản ứng là mmuối : mA = 163 : 90. A là:
A. Đietylamin
B. Đimetylamin
C. Etylmetylamin
D. Etylamin
- Câu 28 : Người ta dùng hiđro nguyên tử mới sinh (đang sinh) để khử 2,46 gam nitrobenzen, thu được 1,674 gam anilin. Hiệu suất của phản ứng điều chế anilin này là:
A. 100%
B. 90%
C. 80%
D. 70%
- Câu 29 : Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức A, thu được 26,88 lít CO2; 1,12 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 9,9 gam H2O. A là:
A. Điphenylamin
B. Anilin
C. 1-Aminopentan
D. Trimetylamin
- Câu 30 : X là một amin đơn chức no mạch hở. Đốt cháy hết 1 mol X thu được 4 mol CO2. X có bao nhiêu đồng phân?
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
- Câu 31 : Trong 8 dung dịch: Metylamin; Etylamin; Đimetylamin; Trimetylamin; Amoniac; Anilin; Điphenylamin; Phenol, có bao nhiêu dung dịch vừa không làm đổi màu quì tím hóa xanh vừa không làm hồng phenolphtalein?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 32 : Cho 0,93 gam anilin tác dụng với 140ml dung dịch nước Br2 3% (có khối lượng riêng 1,3 g/ml), sau khi kết thúc phản ứng thì thu được bao nhiêu gam 2,4,6-tribromanilin?
A. 3,30
B. 3,75
C. 3,96
D. 2,97
- Câu 33 : Để điều chế được 4,29 gam chất 2,4,6-tribromanilin thì cần dùng ít nhất bao nhiêu gam dung dịch brom 6% ?
A. 104 gam
B. 155 gam
C. 160 gam
D. 165 gam
- Câu 34 : Có thể nhận biết bình đựng dung dịch metylamin bằng cách:
A. Dùng dung dịch HCl
B. Dùng dung dịch xút
C. Hiện tượng bốc khói trắng với đũa thủy tinh có nhúng HCl đậm đặc khi để trên bình
D. (A), (B), (C)
- Câu 35 : X là một chất hữu cơ có công thức thực nghiệm (CH5N)n. X có thể ứng với bao nhiêu chất?
A. Rất nhiều chất vì n có thể có nhiều trị số
B. 2
C. 3
D. Tất cả đều sai
- Câu 36 : Chọn câu đúng
A. CnH2n+3N
B. CnH2n+2+kNk
C. CnH2n+2-2a+kNk
D. CnH2n+1N
- Câu 37 : Hợp chất H2NCH2COOH có tên gọi là:
A. alanin
B. glyxin
C. valin
D. axit glutamic
- Câu 38 : Chất X có công thức phân tử C3H9O2N, khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thoát ra một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
- Câu 39 : Cho 0,11 mol glyxin tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 12,56
B. 14,19
C. 10,67
D. 12,21
- Câu 40 : X là một α – aminoaxit no chỉ chứa một nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 28,48 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 40,16 gam muối. Tên gọi của X là:
A. Axit aminoaxetic
B. Axit - aminobutiric
C. Axit - aminopropionic
D. Axit - aminoglutaric
- Câu 41 : A là một chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng axit glutamic. Đốt cháy hết 1,33 gam A bằng O2, thu được 112cm3 N2 (đktc). Công thức của A là:
A. HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH
B. H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH
C. HOOCCH2CH(NH2)COOH
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
- Câu 42 : Với hỗn hợp gồm hai aminoaxit là glyxin (H2NCH2COOH) và alanin (CH3CH(NH2)COOH), có thể thu được bao nhiêu đipeptit khi cho chúng phản ứng với nhau?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 43 : Ở 900C, độ tan của anilin là 6,4 gam. Nếu cho 212,8 gam dung dịch anilin bão hòa ở nhiệt độ trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì số gam muối có trong dung dịch thu được gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 19,45
B. 20,15
C. 17,82
D. 16,28
- Câu 44 : Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là:
A. 0,5 mol
B. 0,65 mol
C. 0,35 mol
D. 0,55 mol
- Câu 45 : Hòa tan 30 gam glyxin trong 60 gam etanol rồi thêm từ từ 10ml dung dịch H2SO4 đặc, sau đó nung nóng một thời gian. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh, rồi trung hòa bằng NH3 dư thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 32,96 gam. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 75%
B. 80%
C. 85%
D. 60%
- Câu 46 : Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ
B. saccarozơ
C. amino axit
D. amin
- Câu 47 : Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong lysin là:
A. 35,96%
B. 43, 54%
C. 27,35%
D. 21,92%
- Câu 48 : Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dd Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 55,600
B. 53,775
C. 61,000
D. 32,250
- Câu 49 : Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch:
A. NaOH
B. Na2SO4
C. Cu
D. Pb
- Câu 50 : Cho chuỗi phản ứng sau: X (+HCl) à Y (+NaOH) à X. Chất nào sau đây phù hợp:
A. H2N-CH2-COOH
B. C6H5NH2
C. Ala-Gly
D. HCOONH4
- Câu 51 : Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6
B. 10
C. 12
D. 8
- Câu 52 : Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5
B. 1,5
C. 2,0
D. 1,0
- Câu 53 : Cho các chất sau đây:
A. 1,2
B. 3,5
C. 3,4
D. 1, 2, 3, 4, 5
- Câu 54 : Cho dung dịch chứa các chất sau :X1 : C6H5 - NH2; X2 : CH3 - NH2; X3 : NH2 - CH2 –COOH; X4 : HOOC-CH2-CH2-CHNH2COOH; X5 : H2N- CH2-CH2-CH2-CHNH2COOH.
A. X1, X2, X5
B. X2, X3, X4
C. X2, X5
D. X1, X3, X5
- Câu 55 : Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85
B. 68
C. 45
D. 46
- Câu 56 : Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH và CH3NH2
B. C2H5OH và N2
C. CH3OH và NH3
D. CH3NH2 và NH3
- Câu 57 : Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCOOH, CH3COONH4, anbumin.
A. Dùng quỳ tím, dùng dd HNO3 đặc , dùng dd NaOH
B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2
C. Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dd NaOH
D. Dùng quỳ tím, dùng dd CuSO4, dùng dd NaOH
- Câu 58 : Một este có CT C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu metylic. Công thức cấu tạo của amino axit X là:
A. CH3 – CH2 – COOH
B. H2N – CH2 – COOH
C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH
D. CH3 – CH(NH2) – COOH
- Câu 59 : Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí etan. Cho biết CTCT phù hợp của X ?
A. CH3COOCH2NH2
B. C2H5COONH4
C. CH3COONH3CH3
D. Cả A, B, C
- Câu 60 : Các chất X, Y, Z có cùng CTPT . X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là:
A. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)
B. X(CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH)
C. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2)
D. X (H2NCH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4)
- Câu 61 : Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. axit β-aminopropionic
B. mety aminoaxetat
C. axit α- aminopropionic
D. amoni acrylat
- Câu 62 : Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức phân tử của A là :
A. C4H9O2N
B. C3H5O2N
C. C2H5O2N
D. C3H7O2N
- Câu 63 : Axit glutamic (HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất
A. Chỉ có tính axit
B. Chỉ có tính bazơ
C. Lưỡng tính
D. Trung tính
- Câu 64 : Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 65 : Thủy phân 14,6 gam Gly – Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 20,8
B. 18,6
C. 22,6
D. 20,6
- Câu 66 : Khi thủy phân peptit có công thức hóa học
A. 5
B. 3
C. 4
D. 10
- Câu 67 : Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly – Ala, Phe – Val và Ala – Phe. Cấu tạo của X là:
A. Gly – Ala – Val – Phe.
B. Val – Phe – Gly – Ala.
C. Ala – Val – Phe – Gly.
D. Gly – Ala – Phe – Val.
- Câu 68 : Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 69 : Trong phân tử Gly – Ala, amino axit đầu C chứa nhóm:
A. NO2
B. NH2
C. COOH
D. CHO
- Câu 70 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 71 : Đipeptit X có công thức: H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:
A. Gly – Val
B. Gly – Ala
C. Ala – Gly
D. Ala – Val
- Câu 72 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh.
B. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit.
C. Có 3 - amino axit khác nhau có thể tạo tối đa 6 tripeptit.
D. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure.
- Câu 73 : Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3COONH4
C. NaHCO3
D. H2N-C6H4-NH2
- Câu 74 : Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Ala – Val – Gly
B. Glucozơ
C. Glyxerol
D. Gly – Ala
- Câu 75 : Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:
A. Màu xanh lam
B. Màu vàng
C. Màu đỏ máu
D. Màu tím
- Câu 76 : Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipetit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là
A. Gly, Val
B. Ala, Val
C. Gly, Gly
D. Ala, Gly
- Câu 77 : Thuỷ phân hợp chất
A. H2N-CH2-COOH; H2N-CH(CH2-COOH)-CO-NH2 và H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH
B. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOH; H2N-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH
D. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH
- Câu 78 : Câu nào sau đây không đúng ?
A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho 1 hỗn hợp các muối.
B. Phân tử khối của 1 amino axit (gồm 1 chức NH2 và 1 chức COOH) luôn luôn là số lẻ.
C. Các amino axit đều tan trong nước.
D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.
- Câu 79 : Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
D. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH(CH3)-COOH.
- Câu 80 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần chính là các chuỗi polipeptit.
B. Protein rất ít tan trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng.
C. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Câu 81 : Thuốc thử cần dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt mất nhãn : glucozơ, glixerol, alanylglyxylvalin, anđehit axetic, ancol etylic là
A. Cu(OH)2/dung dịch NaOH.
B. nước brom.
C. AgNO3/dung dịch NH3.
D. Na.
- Câu 82 : Thủy phân octapetit mạch hở X: Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu tripeptit có chứa Gly ?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
- Câu 83 : Thuỷ phân hoàn toàn 1,0 mol hợp chất:
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
- Câu 84 : Có bao nhiêu loại tripeptit chứa 3 loại gốc aminoaxit khác nhau ?
A. 6
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 85 : Phát biểu nào sau đây sai?
A. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
D. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.
- Câu 86 : Nhằm đạt lợi ích kinh tế, một số trang trại chăn nuôi heo đã bất chấp thủ đoạn dùng một số hóa chất cấm để trộn vào thức ăn với liều lượng cao trong đó có Salbutamol. Salbutamol giúp heo lớn nhanh , tỉ lệ nạc cao. Màu sắc thịt đỏ hơn. Nếu con người ăn phải thịt heo được nuôi có sử dụng Salbutamol thì sẽ gây ra nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp khiến cơ thể phát triển không bình thường. Salbutamol có công thức cấu tạo thu gọn nhất như sau :
A.C13H22O3N
B. C13H19O3N
C. C13H20O3N
D. C13H21O3N
- Câu 87 : Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là:
A. amoniac
B. kali hidroxit
C. anilin
D. lysin
- Câu 88 : Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau :
A. Acrilonitrin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Metylamin.
B. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Anilin, Acrilonitrin.
C. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Acrilonitrin, Anilin.
D. Metylamin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Acrilonitrin.
- Câu 89 : Cho các phát biểu:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 90 : Chất A có công thức phân tử C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác, khi cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y.
A. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl.
B. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH.
C. MZ > MY > MX.
D. X, Y làm quỳ tím hóa xanh.
- Câu 91 : Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH(CH3)COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A. natri kim loại
B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaOH
D. Quỳ tím
- Câu 92 : Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
- Câu 93 : Cho các dãy chuyển hóa :
A. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
B. ClH3NCH2COONa và ClH3NCH(CH3)COONa
C. CH3CH(NH3Cl)COOH và H2NCH2COONa
D. ClH3NCH2COOH và H2NCH(CH3)COONa
- Câu 94 : Dùng hóa chất nào để phân biệt được: tinh bột, glixerin, lòng trắng trứng?
A. HNO3
B. Cu(OH)2
C. I2
D. Giấy qùy
- Câu 95 : Trong 12 dung dịch: Phenylamoni clorua; Anilin; Natri phenolat; Phenol; Amoni clorua; Amoniac; Axit axetic; Natri axetat; Etanol; Natri etylat; Natri clorua; Xôđa (Na2CO3), có bao nhiêu dung dịch làm đổi màu quỳ tím?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
- Câu 96 : Cho 0,1 mol hỗn hợp (C2H5)2NH và NH2CH2COOH tác dụng vừa hết với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 300
B. 150
C. 200
D. 100
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein