Kiểm tra 1 tiết Trắc nghiệm Tổ hợp Xác suất Toán 1...
- Câu 1 : Giả sử bạn muốn mua một áo sơ mi cỡ 39 hoặc cỡ 40. Áo cỡ 39 có 5 màu khác nhau, áo cỡ 40 có 4 màu khác nhau. Hỏi có bao nhiêu sự lựa chọn (về màu áo và cỡ áo)?
A. 9
B. 5
C. 4
D. 1
- Câu 2 : Trong một tuần bạn A dự định mỗi ngày đi thăm một người bạn trong 12 người bạn của mình. Hỏi bạn A có thể lập được bao nhiêu kế hoạch đi thăm bạn của mình (thăm một bạn không quá một ngày)?
A. 3991680.
B. 12!.
C. 35831808.
D. 7!.
- Câu 3 : Từ các chữ số 1, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau?
A. 36
B. 24
C. 20
D. 14
- Câu 4 : Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số lẻ gồm 4 chữ số khác nhau?
A. 154
B. 145
C. 144
D. 155
- Câu 5 : Có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra đối với thứ tự giữa các đội trong một giải bóng có 5 đội bóng? (giả sử rằng không có hai đội nào có điểm trùng nhau)
A. 120
B. 100
C. 80
D. 60
- Câu 6 : Sắp xếp năm bạn học sinh An, Bình, Chi, Dũng, Lệ vào một chiếc ghế dài có 5 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho bạn An và bạn Dũng luôn ngồi ở hai đầu ghế?
A. 120
B. 16
C. 12
D. 24
- Câu 7 : Có 4 nữ sinh tên là Huệ, Hồng, Lan, Hương và 4 nam sinh tên là An, Bình, Hùng, Dũng cùng ngồi quanh một bàn tròn có 8 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp biết nam và nữ ngồi xen kẽ nhau?
A. 576
B. 144
C. 2880
D. 1152
- Câu 8 : Trong một dạ hội cuối năm ở một cơ quan, ban tổ chức phát ra 100 vé xổ số đánh số từ 1 đến 100 cho 100 người. Xổ số có 4 giải: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải tư. Kết quả là việc công bố ai trúng giải nhất, giải nhì, giải ba, giải tư. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể nếu biết rằng người giữ vé số 47 trúng một trong bốn giải?
A. 3766437
B. 3764637
C. 3764367
D. 3764376
- Câu 9 : Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số khác nhau đôi một, trong đó chữ số 2 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 3?
A. 249
B. 7440
C. 3204
D. 2942
- Câu 10 : Có 15 đội bóng đá thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm. Hỏi cần phải tổ chức bao nhiêu trận đấu?
A. 100
B. 105
C. 210
D. 200
- Câu 11 : Cho 10 điểm phân biệt \({A_1},{A_2},...,{A_{10}}\) trong đó có 4 điểm \({A_1},{A_2},{A_3},{A_4}\) thẳng hàng, ngoài ra không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu tam giác có 3 đỉnh được lấy trong 10 điểm trên?
A. 96
B. 60
C. 116
D. 80
- Câu 12 : Trong mặt phẳng có bao nhiêu hình chữ nhật được tạo thành từ bốn đường thẳng phân biệt song song với nhau và năm đường thẳng phân biệt vuông góc với bốn đường thẳng song song đó.
A. 60
B. 48
C. 20
D. 36
- Câu 13 : Từ 20 người cần chọn ra một đoàn đại biểu gồm 1 trưởng đoàn, 1 phó đoàn, 1 thư kí và 3 ủy viên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn đoàn đại biểu?
A. 4651200
B. 651300.
C. 4651400.
D. 4651500.
- Câu 14 : Tính tổng S của tất cả các giá trị của n thỏa mãn \(\frac{1}{{C_n^1}} - \frac{1}{{C_{n + 1}^2}} = \frac{7}{{6C_{n + 4}^1}}.\)
A. S=8
B. S=11
C. S=12
D. S=15
- Câu 15 : Tìm hệ số của \({x^{12}}\) trong khai triển \({(2x - {x^2})^{10}}.\)
A. \(C_{10}^8.\)
B. \(C_{10}^2{.2^8}.\)
C. \(C_{10}^2.\)
D. \( - C_{10}^2{2^8}.\)
- Câu 16 : Tìm số hạng chứa \({x^3}\) trong khai triển \({\left( {x + \frac{1}{{2x}}} \right)^9}.\)
A. \( - \frac{1}{8}C_9^3{x^3}.\)
B. \(\frac{1}{8}C_9^3{x^3}.\)
C. \( - C_9^3{x^3}.\)
D. \(C_9^3{x^3}.\)
- Câu 17 : Gieo một đồng tiền cân đối và đồng chất bốn lần. Xác suất để cả bốn lần xuất hiện mặt sấp là?
A. \(\frac{1}{4}\)
B. \(\frac{1}{8}\)
C. \(\frac{1}{{16}}\)
D. \(\frac{3}{8}\)
- Câu 18 : Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần, tính xác suất để biến cố có tích 2 lần số chấm khi gieo xúc xắc là một số chẵn.
A. 0,25
B. 0,5
C. 0,75
D. 0,85
- Câu 19 : Có 13 học sinh của một trường THPT đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong đó khối 12 có 8 học sinh nam và 3 học sinh nữ, khối 11 có 2 học sinh nam. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh bất kỳ để trao hưởng, tính xác suất để 3 học sinh được chọn có cả nam và nữ đồng thời có cả khối 11 và khối 12.
A. \(\frac{{57}}{{286}}\)
B. \(\frac{{24}}{{143}}\)
C. \(\frac{{27}}{{143}}\)
D. \(\frac{{229}}{{143}}\)
- Câu 20 : Một hộp chứa 12 viên bi kích thước như nhau, trong đó có 5 viên bi màu xanh được đánh số từ 1 đến 5; có 4 viên bi màu đỏ được đánh số từ 1 đến 4 và 3 viên bi màu vàng được đánh số từ 1 đến 3. Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi từ hộp, tính xác suất để 2 viên bi được lấy vừa khác màu vừa khác số.
A. \(\frac{8}{{33}}\)
B. \(\frac{{14}}{{33}}\)
C. \(\frac{{29}}{{66}}\)
D. \(\frac{{37}}{{66}}.\)
- Câu 21 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;2;3;4;5} \right\}.\) Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có ít nhất 3 chữ số, các chữ số đôi một khác nhau được lập thành từ các chữ số thuộc tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ S, tính xác xuất để số được chọn có tổng các chữ số bằng 10.
A. \(\frac{1}{{30}}\)
B. \(\frac{3}{{25}}\)
C. \(\frac{{22}}{{25}}\)
D. \(\frac{2}{{25}}\)
- Câu 22 : Có 20 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 20. Chọn ngẫu nhiên ra 8 tấm thẻ, tính xác suất để có 3 tấm thẻ mang số lẻ, 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có đúng 1 tấm thẻ mang số chia hết cho 10.
A. \(\frac{{560}}{{4199}}\)
B. \(\frac{4}{{15}}\)
C. \(\frac{{11}}{{15}}\)
D. \(\frac{{3639}}{{4199}}\)
- Câu 23 : Một trường THPT có 10 lớp 12, mỗi lớp cử 3 học sinh tham gia vẽ tranh cổ động. Các lớp tiến hành bắt tay giao lưu với nhau (các học sinh cùng lớp không bắt tay với nhau). Tính số lần bắt tay của các học sinh với nhau, biết rằng hai học sinh khác nhau ở hai lớp khác nhau chỉ bắt tay đúng 1 lần.
A. 405
B. 435
C. 30
D. 45
- Câu 24 : Có 5 đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 2cm, 4cm, 6cm, 8cm và 10cm. Lấy ngẫu nhiên 3 đoạn thẳng trong 5 đoạn thẳng trên, tính xác suất để 3 đoạn thẳng lấy ra lập thành một tam giác.
A. \(\frac{3}{{10}}.\)
B. \(\frac{9}{{10}}.\)
C. \(\frac{7}{{10}}.\)
D. \(\frac{4}{5}.\)
- Câu 25 : Trong kỳ thi THPT Quốc Gia, mỗi lớp thi gồm 24 thí sinh được sắp xếp vào 24 bàn khác nhau. Bạn Nam là một thí sinh dự thi, bạn đăng ký 4 môn thi và cả 4 lần thi đều thi tại một phòng duy nhất. Giả sử giám thị xếp thí sinh vào vị trí một cách ngẫu nhiên, tính xác xuất để trong 4 lần thi thì bạn Nam có đúng 2 lần ngồi cùng vào một vị trí.
A. \(\frac{{253}}{{1152}}\)
B. \(\frac{{899}}{{1152}}\)
C. \(\frac{4}{7}\)
D. \(\frac{{26}}{{35}}\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau