Bài 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo) - Khoa học lớp 4

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo) được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Hãy dự đoán xem, một lúc sau mức độ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không

+ Nhiệt độ của cốc nứơc nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên. +Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.

Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau

Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi. +Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào nước có nhiệt độ khác nhau. +Khi dùng nhiệt kế để đo các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng tr

Nêu một số ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi

+Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, … +Các vật lạnh đi: Để rau, củ quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi,

Tìm hiểu nước trong lọ nở ra hay co lại khi:

Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mực nước đánh dấu ban đầu.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo) - Khoa học lớp 4 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!