Bài 13. Môi trường truyền âm - Vật lý lớp 7

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 13. Môi trường truyền âm được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài C1 trang 37 SGK Vật lí 7

Hiện tượng xảy ra đối với quả cầu bấc treo gần trống 2: Quả cầu bấc rung động và lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.  

Bài C10 trang 39 SGK Vật lí 7

Chân không không thể truyền được âm. LỜI GIẢI CHI TIẾT Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. Âm thanh không thể truyền qua chân không để đến tai nhà du hành vũ trụ. 

Bài C2 trang 37 SGK Vật lí 7

Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. LỜI GIẢI CHI TIẾT Biên độ dao động của quả cầu bấc 1 lớn hơn biên độ dao động của quả cầu bấc 2. Kết luận : độ to của âm giảm dần khi lan truyền đi xa.

Bài C3 trang 37 SGK Vật lí 7

Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn. 

Bài C4 trang 38 SGK Vật lí 7

Vì nguồn âm đặt trong cốc chứa không khí và bịt kín miệng cốc bằng một miếng nilông, cốc được đặt trong chất lỏng nước → Âm phát ra từ nguồn âm truyền trong không khí trong cốc, truyền sang nước rồi truyền qua không khí ngoài hồ nước đến tai.

Bài C5 trang 38 SGK Vật lí 7

Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ âm không truyền được trong chân không. Kết luận:  Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không. Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.

Bài C6 trang 39 SGK Vật lí 7

Ở 200C : vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s, vận tốc truyền âm trong thép là 6100m/s => Vận tốc truyền âm trong không khí < vận tốc truyền âm trong nước < vận tốc truyền âm trong thép. 

Bài C7 trang 39 SGK Vật lí 7

Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. Chân không không thể truyền được âm. LỜI GIẢI CHI TIẾT Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường truyền âm xung quanh tai như tai có thể đặt trong không khí, trong nước, hay áp tai vào vật rắn.

Bài C8 trang 39 SGK Vật lí 7

Khi chúng ta bơi dưới nước, chúng ta có thể nghe được tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng. Người nuôi cá chỉ cần vỗ tay để tạo ra âm thanh quen thuộc đàn cá sẽ bơi đến. Đó là cá có thể nghe được âm thanh do người vỗ tay phát ra truyền qua không khí, qua nước v

Bài C9 trang 39 SGK Vật lí 7

Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. Chân không không thể truyền được âm. Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. LỜI GIẢI CHI TIẾT Vì mặt đất chất rắn truyền âm thanh nhanh hơn không khí vận tốc của âm

Giải bài 13.1 trang 30- Sách bài tập Vật Lí 7

Chọn A. Khoảng chân không.

Giải bài 13.10 trang 31 Sách bài tập Vật Lí 7

   Chọn A. Âm truyền trong không khí, độ cao của âm không đổi.

Giải bài 13.11 trang 31 Sách bài tập Vật Lí 7

Hướng dẫn: Trong chất khi, lỏng, rắn có các hạt rất nhỏ mắt thường không nhìn thấy được nhưng nó lại có tác dụng truyền dao động truyền âm. Giải:    Trong chân không không có các hạt vật chất, vì vậy nó không có gì để có thể truyền dao động được, nên chân không không truyền được âm.    Để hiểu rõ hơ

Giải bài 13.2 trang 30 Sách bài tập Vật Lí 7

   Khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức lẩn trốn ngay vì tiếng động phát ra từ chân người đã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh đi chỗ khác.

Giải bài 13.3 trang 30 Sách bài tập Vật Lí 7

   Hướng dẫn: Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong khi đó vận tốc truyền ánh sáng trong không khí sấp sỉ 300000000 m/s.    Giải:  Ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét vì ánh sáng truyền đi trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Cụ thể, vận tốc ánh sáng tro

Giải bài 13.4 trang 30 Sách bài tập Vật Lí 7

Hướng dẫn:    Vận tốc ánh sáng trong không khí xấp xỉ 300000000m/s hay 300000km/s nên với các khoảng cách nhỏ vài kilomet thì gần như ánh sáng không mất một giây nào để truyền qua. Do đó, khi ta nhìn thấy chớp thì cũng lúc đó sét bắt đầu truyên đi và mất 3 giây.    Bây giờ chỉ cần dùng công thức tín

Giải bài 13.5 trang 30 Sách bài tập Vật Lí 7

Âm đã truyền từ miệng bạn này đến tai bạn kia qua những môi trường;     Môi trường khí.     Môi trường rắn: Ống bơ sữa bò, chỉ, que tăm.

Giải bài 13.6 trang 30 Sách bài tập Vật lí 7

   Hướng dẫn: Vận tốc âm thnah trong không khí vào khoảng 340m/s tức là khoảng 0,34km/s    Giải: Chọn A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340km/s

Giải bài 13.7 trang 31 Sách bài tập Vật Lí 7

  Có Không 1. Tường gạch  x   2. Nước sôi x   3. Tấm nhựa x   4. Không khi loãng x   5. Chân không   x 6. Khí hidro x   7. Sắt nóng chảy x   8. Sàn gỗ x   9. Bông x   10. Cao su x    

Giải bài 13.8 trang 31 Sách bài tập Vật Lí 7

   Chọn B. Vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khi, nhỏ hơn trong chất rắn

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 13. Môi trường truyền âm - Vật lý lớp 7 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!