Bài 10. Nguồn âm - Vật lý lớp 7

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 10. Nguồn âm được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài C1 trang 28 SGK Vật lí 7

Các âm thanh nghe được: tiếng quạt đang quay, tiếng xe máy đi ngoài đường, tiếng cô giáo đang giảng bài,...

Bài C2 trang 28 SGK Vật lí 7

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. LỜI GIẢI CHI TIẾT Một số nguồn âm : kèn, sáo, trống, quạt máy, động cơ xe...

Bài C3 trang 28 SGK Vật lí 7

Dây cao su rung động và phát ra âm thanh.

Bài C4 trang 29 SGK Vật lí 7

Thành cốc thủy tinh phát ra âm. Thành cốc thủy tinh có rung động Nhận biết sự rung động của thành cốc bằng cách: Treo con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc con lắc bấc rung động, chứng tỏ thành cốc có rung động.

Bài C5 trang 29 SGK Vật lí 7

Âm thoa có dao động: Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng một trong các cách sau:   + Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra.   + Dùng một mảnh giấy chạm vào một nhánh của âm thoa ta thấy tờ giấy rung, chứng tỏ âm thoa đang dao động.   + Dùng tay kéo căng một sợi dây ca

Bài C6 trang 29 SGK Vật lí 7

Có thể làm cho một số vật như tờ giấy, lá chuối....phát ra âm bằng một trong các cách sau:   Xé tờ giấy, lá chuối...   Có thể cuộn tròn tờ giấy hoặc lá chuối thành hình một cái kèn rồi thổi, kèn sẽ phát ra âm thanh.

Bài C7 trang 29 SGK Vật lí 7

Đàn ghi ta: bộ phận dao động phát ra âm thanh là dây đàn. Trống: bộ phận dao động phát ra âm là mặt trống.

Bài C8 trang 29 SGK Vật lí 7

Có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách  + Dán tua giấy mỏng vào miệng lọ, khi thổi vào lọ thì lọ phát ra âm và thấy tua giấy rung rung.  + Cho vào lọ một ít vụn giấy nhỏ li ti, khi thổi vào lọ thì lọ phát ra âm và thấy vụn giấy bay lên, xuống. Chứng tỏ không khí trong lọ đã

Bài C9 trang 29 SGK Vật lí 7

a Ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm. b Ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất. c Cột không khí trong ống dao động phát ra âm. d Ống có cột khí dài nhất phát ra âm trầm nhất. Ống có cột khí ngắn nhất phát ra âm bổng nhất.

Giải bài 10.1 trang 23- Sách bài tập Vật Lí 7

Hướng dẫn: Mọi vật phát ra âm đều dao động. Giải: Chọn D. Dao động

Giải bài 10.10 trang 25 Sách bài tập Vật lý 7

   Chọn D. Màng loa trong ti vi dao động phát ra âm

Giải bài 10.11 trang 25- Sách bài tập Vật Lí 7

   Chọn B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra

Giải bài 10.2 trang 23- Sách bài tập Vật Lí 7

Chọn D. Khi làm vật dao động

Giải bài 10.3 trang 23- Sách bài tập Vật Lí 7

  Khi gẩy dây đàn ghi ta, bộ phận giao động phát ra nốt nhạc là dây đàn dao động    Khi thổi sáo, bộ phận dao động phát ra nốt nhạc là cột không khí trong ống sáo dao động.

Giải bài 10.4 trang 23- Sách bài tập Vật Lí 7

   Dao động phát ra nốt nhạc khi gẩy dây đàn là dây cao su dao động.

Giải bài 10.5 trang 24- Sách bài tập Vật Lí 7

   a Vật dao động phát ra âm thanh là thành chai và của cột khí trong chai khi dùng thìa gõ vào.    b Vật dao động phát ra âm là cột không khí trong chai dao động.

Giải bài 10.6 trang 24- Sách bài tập Vật Lí 7

Chọn C. Mặt Trống

Giải bài 10.7 trang 24- Sách bài tập Vật Lí 7

Hướng dẫn:    Hộp đàn chỉ có tác dụng khuếch đại âm to hơn , nhưng không tự phát ra âm. Giải: Chọn D. Dây đàn

Giải bài 10.8 trang 25 Sách bài tập Vật Lí 7

   Chọn C. Không khí xumg quanh tia lửa điện đã bị giãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm

Giải bài 10.9 trang 25 Sách bài tập Vật Lí 7

Chọn A. Mặt bàn dao động phát ra âm

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 10. Nguồn âm - Vật lý lớp 7 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!