Viết một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học có yếu tố biểu cảm
Tôi đã từng đọc nhiều tác phẩm văn học rất hấp dẫn, nhưng với Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thì tôi đã phải rơi nước mắt.
Chúng tôi không biết đến chiến tranh, tác phẩm Chiếc lược ngà đã giúp chúng tôi hiểu hơn về tình người trong cuộc chiến.
Với “Chiếc lược ngà”, nhà văn đã chầm chậm dẫn dắt người đọc đến với một vùng sông nước ở miền Đông Nam Bộ trong những năm đầu của thập kỉ 60 - thế kỉ XX. Gia đình anh Sáu cũng như bao nhiêu gia đình khác trong chiến tranh: con chưa hề biết mặt cha. Sau bao khao khát mong chờ thì cũng là lúc bao tình huống dở khóc, dở cười xảy ra. Anh đi thoát li kháng chiến từ đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm, lúc đứa con gái duy nhất của anh - bé Thu - chưa đầy một tuổi. Tám năm ở rừng, nỗi nhớ con cồn cào chỉ được thoả mãn bằng một bức hình nhỏ. Chính vì thế mà ngày trở về, "cái tình người cha cứ nôn nao trong anh", đến nỗi "không thể chờ xuồng cập bến, anh nhón chân nhảy thót lên...bước vội vàng với những bước dài". Chỉ thế thôi cũng đủ cho ta hiểu sự nóng lòng gặp con trong anh lớn biết nhường nào. Anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh nên anh "vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con". Nhưng một tình thế mà anh không bao giờ ngờ tới đã xảy ra: "Con bé giật mình, tròn mắt nhìn... ngơ ngác, lạ lùng". Rồi nó thét lên "Má. Má..." khiến anh bị sốc đến nỗi "hai cánh tay của anh buông thõng xuống như bị gãy ' Trái tim người cha của anh đã bị tổn thương nặng nề.
Trong vai người chứng kiến, tác giả đã dẫn người đọc đi từ đầu đến cuối câu chuyện với một niềm xúc động ngậm ngùi. Ba ngày phép ngắn ngủi, anh đã cố gắng hết sức để gần con. Nhưng hình như anh càng cố gắng thì khoảng cách tình cảm của anh với con gái càng xa hơn. Mâu thuẫn trong câu chuyện cứ tăng dần. Người cha chỉ mong sao được con gọi một tiếng "ba*’ nhưng chẳng bao giờ có được. Nghe mẹ giục, con bé bảo: "Thì má cứ kêu đi!".
Khi bắt buộc phải gọi "ba", sự đáp lại của con bé là những lời trống không, tức tưởi: "Vô ăn cơm", "Cơm chín rồi", "Con kêu rồi mà người ta không nghe"...
Hai tiếng "người ta" phát ra từ miệng của một đứa bé 7. 8 tuổi để gọi cha của mình! Nguyễn Quang Sáng dùng từ rất đúng chỗ, làm người đọc phải cố nén tiếng thở dài. Mâu thuẫn trong câu chuyện đã được đẩy lên cao hơn nữa trong tình huống "chắt nước cơm" của con bé. Để hoàn thành nhiệm vụ mẹ giao, con bé không thể không cầu cứu người trợ giúp. Kịch tính được đẩy dần lên nhưng vẫn là những câu nói trống không: "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái", "Cơm sôi rồi, nhão bây giờ"... Và sau những giây phút sợ hài nhìn xuống lại nhìn lên...nhăn nhó, muốn khóc... luýnh quýnh... nó đã tự mình giải quyết mâu thuẫn một cách đáo để bằng cách "lây cái lá múc ra từng lá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ". Điểm cao trào của tình huống truyện, giọt nước tràn 1i là bữa cơm cuối cùng, khi anh gắp cho con cái trứng cá to vàng để vào chén con. Nhưng con bé "lấy đũa soi vào chén rồi bất thần hắt cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm".
Quá đau đớn, thất vọng, anh "vung tay đánh con" nhưng bé Thu cứng đầu không khóc. Chiều hôm ấy nó sang luôn bên bà ngoại "mét với ngoại" và ngủ luôn bên đó. Anh Sáu gần như không còn chút hi vọng nào được nhận là cha trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này.
Nhưng không, tình phụ tử vẫn mãi là bài ca bất diệt. Đó chỉ là màn đầu của vở kịch đầy xúc động này. Chúng ta được chứng kiến một Nguyễn Quang Sáng rất sâu sắc, tinh tế trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật. Quả thật, người đọc khó mà phân biệt được đâu là cuộc sống thực, đâu là sự hư cấu trong truyện. Chi tiết gây xúc động nhất đối với người đọc có lẽ là buci sáng hôm sau: khi anh chia tay với gia đình để bước vào một cuộc chiến đầu mới, bé Thu xuất hiện với một thái độ hoàn toàn khác hẳn, "nó khíng bướng bỉnh, cau có nữa", vẻ mặt nó sầm lại, buồn rầu. Và cái nhìn cũng khác. Đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng với một vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Chúng ta có cảm giác như người kể chuyện chỉ để tâm theo dõi cô bé băng trái tim của người cha. Đó cũng là lí do để chúng ta có được những trang viết đánh thức tận cùng mọi ngõ ngách của tâm hồn người đọc. "Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao". Nỗi khát khao tình cha con được bật lên bởi tiiếng kêu: "Ba...a...a...ba". Tất cả như được giải toả nhưng sao bỗng nhiên, người đọc lại có cảm giác xót xa đến kì lạ. Bởi vì chỉ vì vết sẹo dài trên gương mặt người cha, dấu tích mà chiến tranh đã hằn in như một lời tố cáo nhẹ nhàng mà sâu sắc về mất mát, về bi kịch...
Tình cha con quả thật là sâu nặng. Cái tình cảm không gì thay thế được bộc lộ bột phát nhưng mãnh liệt và sâu sắc. Chính vì nó được xuất hiện liên tiếp qua những tình tiết lô-gíc khiến người đọc không thể nào không tin đây là câu chuyện "thật hơn cả con người thật". Nếu như phút gặp mặt, con bé "tái đi", vừa chạy vừa gọi má một cách hốt hoảng trước người đàn ông xa lạ có vết thẹo dài bên má thì giờ đây, cũng là tiếng kêu thét nhưng là tiếng kêu xé lòng gọi "Ba". Đó là những cái hôn chuộc lỗi, là những giọt nước mắt đắng cay, mặn, ngọt.
Người đọc lại không thể không xúc động khi chứng kiến buổi chia tay của hai cha con anh Sáu buổi sáng hôm ấy (tất nhiên là bằng lời kể chuyện của nhà văn, người đã nhập vai những nhân vật trong truyện thành công). Và cũng không ai có thể ngờ rằng: phút nhận cha đầu tiên cũng là phút chia li vĩnh viễn. Người đọc xúc động sâu sắc khi quả pháo Mĩ cắt đứt cuộc sống của anh. Nhưng tình cha con thì không thể chết được. Bàn tay anh vẫn còn chút sức lực cuối cùng để trao lại cây lược ngà cho đồng đội, thay anh thực hiện lời hứa với đứa con gái trước khi lên đường.
Ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỉ nhưng Chiếc lược ngà ngay lập tức và mãi mãi chiếm được cảm tình của người đọc. Cảm tình ấy được lí giải bằng nhiều yếu tố) sức hấp dẫn của tình huống truyện, lối kể chuyện thủ thỉ nhưng thấm đẫm nỗi niềm của một người cầm bút đã từng đi qua hai cuộc kháng chiến. Mặt khác, sự hấp dẫn của câu chuyện còn là tính nhân văn được gói gọn trong những trang viết đầy cảm xúc.
Có lẽ, không nên bàn về cái được, mất ở đời. Chỉ biết rằng, câu chuyện dẫu đã kết thúc nhưng dư âm của tình cha con vẫn làm thổn thức bao trái tim người đọc. Tác phẩm góp một tiếng nói để khẳng định: vượt qua bao bi kịch, tình phụ tử vẫn luôn luôn bất diệt.
Xem thêm >>> Nhân vật bé Thu trong "Chiếc lược ngà"
Trên đây là bài viết mà bạn có thể tham khảo khi viết văn bản nghị về một tác phẩm văn học yêu thích có yếu tố biểu cảm. Chúc các bạn học tập tốt <3