Trọn bộ kiến thức lý thuyết về bazo chính xác nhất
Bài viết tổng hợp các kiến thức liên quan về bazo như tính chất hóa học của bazo, một số bazo quan trọng mà cần biết, hay cơ bản là khái niệm bazo là gì, thế nào là bazo tan và bazo yếu. Cùng với Cunghocvui tìm hiểu thôi!
I) Tìm hiểu khái quát
Tại phần này ta sẽ đi tìm hiểu kiến thức cơ bản như bazo là gì, một số bazo quan trọng, thế nào là bazo tan và bazo yếu, cách đọc tên bazo.
1) Khái niệm bazo là gì?
Hợp chất hóa học mà trong đó phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit gọi là bazo.
Công thức chung: A(OH)x
2) Đọc tên bazo
Tên bazo được đọc bằng tên kim loại + hidroxit.
Lưu ý: Có thể đọc thêm hóa trị nếu kim loại đó có nhiều hóa trị.
3) Phân biệt
a) Để phân biệt bazo tan hay không tan, người ta sự vào tính tan để xác định
- Bazo tan gồm: \(NaOH, KOH, LiOH, Ca(OH)_2, Ba(OH)_2,...\)
- Bazo không tan gồm: \(Cu(OH)_2, Mg(OH)_2, Fe(OH)_3\)
b) Phân biệt và xác định bazo mạnh và bazo yếu
- So sánh định tính tính bazo
- Khả năng nhận hidro càng lớn thì tính bazo càng mạnh và ngược lại.
- Trong cùng một chu kì với oxit, hidroxit tính bazo giảm dần từ trái qua phải.
- Các nguyên tố cùng nhóm A thì tính bazo của oxit, hidroxit tăng dần từ trên xuống dưới.
- Khi phản ứng, bazo mạnh đẩy bazo yếu ra khỏi muối.
- Nếu axit càng mạnh thì bazo liên hợp càng yếu.
- So sánh định lượng tính bazo
- Với bazo A trong nước, phương trình phân ly là:
\(A + H_2O \Leftrightarrow HA + OH^-\)
- Hằng số phân ly bazo là \(K_A\)
- Sự phụ thuộc: \(K_A\) phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ, khi \(K_A\) càng lớn thì bazo càng mạnh.
II) Tính chất hóa học
1) Bazo tác dụng chất chỉ thị màu
- Với quỳ tím thì đổi màu xanh.
- Với phenolphthalein không màu sẽ chuyển màu đỏ.
2) Dung dịch bazo tác dụng với oxit axit
\(2NaOH + SO_2 \rightarrow Na_2SO_3 + H_2O\)
Sản phẩm tạo thành là muối + nước.
3) Bazo tác dụng với axit
\(KOH + Hcl \rightarrow KCl + H_2O\)
Sản phẩm tạo thành muối + nước ở cả bazo tan và không tan.
4) Dung dịch bazo tác dụng với nhiều dung dịch muối
\(2NaOH + CuSO_4 \rightarrow Na_2SO_4 + Cu(OH)_2\)
Sản phẩm tạo thành muối mới + bazo mới.
Chú ý: Điều kiện để xảy ra phản ứng là muối tạo thành không phải là muối tan (hoặc phải là bazo không tan)
5) Bazo không tan nhiệt phân.
\(Cu(OH)_2 \rightarrow CuO + H_2O\)
Bazo không tan bị nhiệt phân thành oxit và nước.
III) Luyện tập
Bài tập 1: Cho ba loại phân bón bị mất nhãn: \(KCl, NH_4NO_3, Ca(H_2PO_4)_2\). Dùng thuốc thử nào để phân biệt ba loại phân bón này?
A. Dùng quỳ tím
B. Dùng dung dịch \(Ca(OH)_2\)
C. Dùng Phenolphthalein
D. Dùng dung dịch \(Ba(OH)_2\)
Chọn B
Bài tập 2: Có ba bazo sau: \(Mg(OH)_2, KOH, Ba(OH)_2\). Hỏi rằng có bao nhiêu bazo tác dụng với dung dịch HCl?
A. 1
B. 2
C. 3
D. A, B và C
Chọn D
Bài tập 3: Cho 18,8g \(K_2O \) tác dụng với nước thì thu được 0,5 l dung dịch bazo. Để trung hòa dung dịch bazo trên thì cần phải có bao nhiêu V dung dịch \(H_2SO_4\) 20%, khối lượng riêng 1,14g/ml.
A. 22,4l
B. 85,96ml
C. 2,24ml
D. 8,596l
Chọn B
Bài tập 4: Cho dung dịch \(H_2SO_4\) 1,5M, 300ml tác dụng với dung dịch NaOH 40%. Hỏi khối lượng dung dịch NaOH cần dùng để trung hòa.
A. 70g
B. 80g
C, 90g
D. 100g
Chọn C
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về tính chất hóa học của bazo, chỉ ra cho các bạn cách phân biệt giữa bazo tan và không tan, bazo mạnh và bazo yếu trong bài. Hãy để lại những ý kiện và thắc mắc của mình ở phía dưới comment nhé!