Tìm hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà
Tìm hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà
BÀI THAM KHẢO
Vầng trăng làm cảm hứng vô tận của thi ca. vẻ đẹp trong sáng dịu dàng của trăng đem lại cho ta những cảm xúc, những ước vọng về một thế giới đẹp đẽ, thanh cao. cỏ lẽ Tản Đà là thi sĩ thể hiện sâu sắc nhất khát vọng ấy trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội. Theo Hoài Thanh, đó là nốt nhạc đầu tiên của khát vọng lãng mạn, khơi nguồn cho những sáng tạo của phong trào “Thơ mới” sau này. Đọc bài thơ, ta có dịp tìm hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Đêm thu buồn lắm Hằng
Trần thế em nay chán nửa
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn, can chi tủi,
Cùng gió cùng mây, thế mới
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Tản Đà sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhiều luồng văn hóa tư tưởng khác nhau dần hình thành. Tản Đà và những hoạt động văn chương của ông lúc bấy giờ có một vại trò nhất định trên văn đàn công khai. Thơ văn Tản Đà có nhiều tác phẩm thấm đượm tinh thần yêu nước, những lo âu trăn trở về non sông, vũ trụ, nhân sinh... có tác động tích cực tới xã hội lúc bây giờ. Nhưng cái lớn nhất mà Tản Đà để lại trong thơ văn chính là bản sắc thi sĩ, cái tôi của nhà thơ. Tản Đà đã khẳng định vai trò của cá nhân, của chủ thể con người trong sáng tạo văn học nghệ thuật bàng tác phẩm và lối sống của mình. Điều đó, trước Tản Đà, trong văn học Việt Nam chưa hề có, chính là cái mà người đời gọi, cũng như Tản Đà tự nhận là ngông.
Theo lời tự thuật của Tản Đà trọng cuốn Giấc mộng lớn thì hai câu mở đầu bài thơ Muốn làm thằng Cuội in ở đầu Khói tình con là mãi đến sau này mới làm ra, nhưng cái cảm tưởng thực đã phát từ sau mối tình đầu tiên của ông với một cô gái ở phố Hàng Bồ - Hà Nội. Nhưng gần chục năm sau, qua nhiều từng trải hiểu biết về cuộc đời, Tản Đà mới thấm thía cái thân phận Hai lè
hoài cơm áo của mình. Cái ước vọng muốn làm thằng Cuội mới hình thành rõ nét trong ông?Trong cái xã hội coi trọng đồng tiền và địa vị thì tài năng cũng như những tình cảm chân thật không đủ đem lại hạnh phúc cho con người. Tâm sự buồn bã dở dang chán nửa rồi của ông đã bật lên thành những lời thở than, nhắn gửi trước hết lên vâng tráng, người bạn muôn đời của những kẻ cô đơn giữa đêm thu:
Đêm thu buồn lắm Hằng
Trần thế em nay chán
Lơi tâm sự chân thật, hóm hỉnh ấy, ai có thể làm ngơ hay trách cứ? Hon thế nữa, Tản Đà vôn tự nhận mình là nhà thơ đã có dịp lên “hầu trời”. Cho nên nhà thơ có quyền thân mật như thế đấy với chị Hằng! Thi sĩ còn ướm hỏi có ai trên cũng quẻ chưa? Thật là một câu hỏi khéo làm duyên thường gặp trong văn học dân gian: hỏi trăng, tâm sự cùng trăng...
Đả hỏi khéo rồi mới nói xin chị nhắc lên
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Cách lên trăng rất lạ, được nhắc lẻn như một đứa trẻ - thằng Cuội mà! Và lên trăng rồi vẫn chỉ là một đứa trẻ, làm bầu làm bạn vui cùng mây gió với chị Hằng, ở hai câu đầu, cảnh và tình là nỗi buồn chán, lời là lời than. Đến những câu sau, nỗi chán cảnh trần thế chỉ còn gián tiếp qua việc miêu tả cái vui thích trên cung trăng:
Có bầu có bạn, can chi
Cùng gió cùng mây, thế mới vui
Đó chính là thế giới mà Tản Đà mơ ước, là cõi đời trong sáng thanh khiết. Tản Đà muốn làm thằng Cuội vì chán đời, ước mơ chị Hằng nhắc lên mặt trăng chơi, nói là chơi mà là muốn ở đó lâu dài. Tuy nhiên bài thơ không có giọng điệu buồn chán nặng nề về cuộc đời trần thế, tức là hoàn toàn không phải là tâm sự bế tắc, chán nản cuộc đời không lối thoát. Ước vọng ấy còn thể hiện cái tình của ông đối với trăng, là cái lãng mạn của tâm hồn thi nhàn khao khát vượt ra khỏi cuộc đời hữu hạn và chật hẹp. Do vậy, nhà thơ muốn xa lánh trần gian mãi mãi, muốn ở một nơi thật xa mà nhìn về, để thấy được cảnh trần thế, thấy cảnh sống khổ đau, chật hẹp, đầy cát bụi.
Ước vọng thoát li thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: muốn ngồi trên cung trăng nhìn xuống mà cười chế nhạo thế gian. Đặc biệt, trong tưởng tượng, khi đã thoát tục rồi nhà thơ càng thấy rõ cái chật hẹp bé nhỏ của cõi đời và nguyện được làm tiên mãi mãi để:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian
Cười cho tất cả những giành giật, lo toan bé nhỏ của kiếp người trần gian, cưới sung sướng vì khắp dưới cõi trần kia không ai được biết, được hưởng một cuộc sống thần tiên thoát tục như minh. Đó là niềm vui, là hạnh phúc tinh thần riêng mà Tản Đà tự tạo cho minh trong cõi mộng. Cũng như trong cuộc đời thục, ông thường tìm cho mình những vui thú thanh cao khi dạo chơi các miền đất nước, trong những mối tình tri kỉ với bạn bè khắp nơi. Con người ấy không hề bi quan mà biết làm giàu cho đời sống tinh thần của mình.
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà thể hiện tâm trạng buồn chán của nhân vật trữ tình, gợi cho ta những nỗi niềm nghĩ suy man mác, một nỗi buồn trong sáng. Trong bao nhiêu tác phẩm thi ca viết về trăng, bài thơ Muốn làm thằng Cuội
của Tản Đà vẫn tồn tại mãi với dấu ấn riêng biệt của một tâm hồn thi sĩ, nột tâm hồn Việt Nam lãng mạn và tha thiết với trần gian, trần gian thanh cao của ước mơ!