Đăng ký

Giới thiệu một vài nét về Tản Đà và bài thơ Muốn làm thằng Cuội

689 từ Văn mẫu

Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện I Bạt, tỉnh Hà Tây. Quê hương ông có núi Tản Viên, sông Đà Giang hùng vĩ:

“Đỉnh non Tản mây trời - man mác.

Dải sông Đà bọt nước lênh bênh.

Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình

Nước kia mây nọ như mình với ta"

("Thư trách người tình nhân không quen biết")

Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho, từng vác lều chõng đi Hương. Con đường hoạn lộ dở dang, lận đận. Nhưng trên thi đàn Việt Nam, Tản Đà là một thi sĩ lãng mạn, tài hoa. Thi sĩ Xuân Diệu, trên tuần báo “Ngày nay" số ngày 17.6.1939, đã viết:

“Tản Đà người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái “tôi”.

(...) Những vần thơ nhẹ nhàng, phất qua như gió, những câu ca có duyên,

Những đoạn phong dao mộc mạc, thi sĩ Tan Đà làm rất thuần thục, rất trong trẻo như hơi thở tự nhiên của phong cảnh Việt Nam...

(...) Thơ Tản Đà thực là thơ Việt Nam, cả đến những bài thất ngôn luật đường của ông cũng không chút gì gò gẫm khó khăn gì... Tôi nghĩ cái phần thưởng lớn nhất của Tản Đà... là lòng ngưỡng mộ của những ai có tâm huyết, sự thương yêu công chúng bình thường, ngay khi nhà thơ đang sống”...

Nguồn thơ văn của Tản Đà vô cùng lai láng. Tác phẩm của ông gồm có: "Giấc mộng con”, "Khối tình con”, ‘Thề non nước”, “Khối tình”, “Giấc mộng lớn”, "Tản Đà vận văn”...

  1. Thể thơ và chủ đề

Bài “Muốn làm thằng Cuội” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường lật: luật bằng vần bằng.

Bài thơ thể hiện một nỗi buồn chán, muốn thoát li, để được sống một cuộc đời ung dung, thảnh thơi, lãng mạn.

shoppe