Đăng ký

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu

1,690 từ

Nguyễn Minh Châu là một trong những tác giả xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của ông thiên về chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời. Bến quê thể hiện rất rõ đặc trưng phong cách đó của ông. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu chi tiết tác phẩm 

Bến quê

I.  -   Những ngày ở lính, Nguyễn Minh Châu viết về đời hoạt động của người lính chiến. Sau 1975, nhà văn đã chuyển hướng đề tài, cách tân bút pháp, nhát là trong lĩnh vực truyện ngắn.
    -  Truyện ngắn Bến quê được in trong tập truyện ngắn cùng tên vào năm 1985.

Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê
II.   -  Nhân vật Nhĩ bị chứng bệnh hiểm nghèo, chân tay không cử động được, "ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn".
Ở cảnh ngộ bị bệnh nằm liệt giường trong những ngày cuối của cuộc đời mình, qua khung cửa sổ, Nhĩ đã nhìn thấy nhiều thứ giữa không gian rộng và xa theo tầm nhìn. Gần là hình ảnh bông tím của những cây bằng lăng bên này bờ sông đang lở, xa hơn "là một cánh buồm" giữa dòng sông, và xa hơn nữa là "bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia". Trong khung cảnh hiện thực ấy, tác giả đã cho nhân vật tập trung chiêm nghiệm lại cuộc đời đã qua để thấy rõ hơn giá trị thực của cuộc sống. Mà cuộc đời đã qua ấy của Nhĩ có bóng dáng của vợ anh - chị Liên, và con trai của anh - Tuân. Cả mấy đứa nhỏ và cụ giáo Khuyến ở nhà hàng xóm quan tâm đến Nhĩ đang lúc bệnh nặng.

 

Cảm nhận bài Bến quê

Cảm nhận bài Bến quê

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu+  Cuộc đời đã qua của Nhĩ như thế nào? Đó chí là quá khứ nhớ lại qua hình ảnh đứa con trai mà sáng hôm ấy anh nhờ nó thay anh qua vùng đất bồi bên kia sông, nơi mà giờ đây anh ao ước được đặt chân đến:
-    "Nhĩ (đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm".
-    "Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo ... lại trễ mất chuyến đò trong ngày...".
-    "... đi công tác xa ờ một nước bên Mĩ La-tinh hai năm trước đây" - "Đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ". 
Một quá khứ của thời tuổi trẻ ham chơi, vô tư, nông cạn. Một quá khứ mơ xa và chưa từng trải. Một quá khứ mà Nhĩ "khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình".

+  Và bây giờ, ở nhừng giờ phút còn lại của cuộc đời Nhĩ mới nhận ra những gì gần gũi mới là những cái đẹp nhất, đáng quý nhất. Như buổi sáng hôm nay, được “ học hỏi đám trẻ con .... Nhĩ nhận thấy ... mình ... y như một chú bé đang toét miệng cười với tất cả, tận hường sự thích thú được chúng chăm sóc và chơi với".
+  Cũng như nỗi khao khát trong anh bùng lên mãnh liệt vào sáng nay nên anh đã đặt kì vọng vào đứa con trai.
-    Nhĩ có niềm khao khát ấy vì:
-    Anh đã đi khắp nơi "mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia", bây giờ có muốn qua cũng không được.
-    Nỗi khao khát còn có thêm ý nghĩa là vự anh là người của làng bên kia sông "vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sình tự bao đời xưa". Đó là giá trị bền vững và sâu sắc trong đời sống của con người.

+ Nguyễn Minh Châu miêu tả tâm lí thật tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo bằng nghệ thuật chọn lựa và miêu tả hình ảnh thực mang tính biểu tượng mà trung tâm là hình ảnh khoảng sông bên lở bên bồi.
-    Bên lở, bãi bồi, bến đò, cánh buồm... hình ảnh thực, diễn ra bình thường. Nhưng...
-    Bên lở, những cánh hoa bằng lăng càng thầm màu hơn trở thành biểu tượng của sự tàn tạ, sắp từ giã cõi đời của nhân vật Nhĩ.
-    Bên bồi trở thành biểu tượng đứa con trai.
-    “Mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường": Chân dung ấy, màu sắc ấy mang khát vọng, mong ước dâng trào ở vào những phút giây cuối đời.
-    "Hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ dang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ... cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại... giơ một cánh tay gầy guộc ra... khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó": những cử chỉ biểu hiện sự thúc giục đứa con trai rời khỏi "đám người chơi phá cờ thế trên hè phố"', những dấu hiệu yêu cầu con trai đừng "vòng vèo hoặc chùng chình" để khỏi lỡ chuyến đò. Nhĩ lo sợ không chứng kiến được con trai mang mong ước của anh đặt chãn lên bãi đất bồi. 
"Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang... vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này". Không biết thằng con trai có kịp chuyên đò; không biết Nhĩ có tận mắt nhìn đứa con trai thân yêu đặt chân lên bãi bồi bên kia sông hay con đò trở thành biểu tượng chờ vong hồn với nỗi khát khao của anh qua sông, tời cõi vĩnh hằng...Soạn văn, phân tích tác phẩm Bến quê

III.    - Bến quê thâm đẫm nỗi buồn của nhân vật Nhĩ nói riêng, của kiếp người nói chung.
 -   Truyện mang đến cho người đọc thông điệp đầy ý nghĩa trong đời sống:

  + Nơi gần nhát thì lại là chỗ xa nhát vì thái độ thờ ơ, rẻ rúng.
  +   Đi khắp nơi, trải nghiệm nhiều mới thấy gia đình, quê hương là nơi gần gũi nhất, đáng quý nhất. Khi nhận ra được điều ấy thì coi chừng sẽ như nhân vật Nhĩ: lại sắp phải “đi xa”!

 

 

Mong rằng bài Bến quê của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tác phẩm! Chúc các bạn học tốt!
 

shoppe