Dàn ý phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê ngắn gọn, đủ ý
Dàn ý phân tích nhân vật Nhĩ
Bến quê là một câu chuyện bình dị mà sâu sắc do Nguyễn Minh Châu viết vào năm 1985. Cùng nhau tham khảo dàn ý phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê để hiểu rõ về những giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo của tác giả muốn gửi gắm nhé!
Dàn ý phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu: Ông là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những người mở đường cho công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam.
- Giới thiệu về tác phẩm Bến quê: Xuất bản năm 1985. Với cốt truyện bình dị chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về người và về đời, tác phẩm đã làm thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp giản dị, gần gũi của gia đình của quê hương.
Thân bài
- Nhân vật chính được miêu tả là một người "Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất", anh đã từng đi đến khắp mọi chân trời xa lạ. Biết bao nhiêu cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô thị gần xa, những món ngon nơi đất khách quê người, anh đã được thưởng thức qua.
- Thế nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người chân phương thân thuộc nơi quê hương cho đến ngày tháng năm ốm đau trên giường bệnh khi sắp từ giã cõi đời anh mới cảm nhận một cách sâu sắc, cảm động
Những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Nhĩ với bến quê:
Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
- Qua cửa sổ nhà mình Nhĩ cảm nhận bằng lăng như “đậm sắc hơn” trong tiết trời mùa thu
- Con Sông Hồng "màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra"
- Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông đang phô ra "một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non..."
- Dưới bầu trời sớm thu trong xanh và bầu trời, vòm trời quê nhà "như cao hơn".
- Nhìn qua cửa sổ, Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp của quê hương mà trước đây anh đã không để ý thấy.
- Phải chăng vì cuộc sống bận rộn, tất tả ngược xuôi hay bởi tại vẻ đẹp hào nhoáng của những vùng đất xa lạ đã khiến anh vô tình mà quên lãng
=> Nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng những cảnh vật thân thuộc nơi quê hương vì những cái đó là là máu thịt là tâm hồn của mỗi chúng ta.
Tình cảm và sự quan tâm của vợ con đối với Nhĩ
Phân tích tình cảm của Nhĩ cho vợ con
- Liên, vợ Nhĩ tần tảo, hi sinh vì chồng khiến Nhĩ cảm động "Anh cứ yên tâm. Vất vả tốn kém đến bao nhiêu em và các con cũng chăm lo cho anh được" "tiếng bước chân rón rén quen thuộc" của Liên trên "những bậc gỗ mòn lõm" và "lần đầu tiên anh thấy Liên mặc tấm áo vá".
-> Nhĩ ân hận vì sự vô tâm của mình với vợ. Nhĩ hiểu ra chân lý rằng Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất trong cuộc đời mỗi con người.
- Nhĩ có đứa con thứ hai là Tuấn. Nhĩ đã sai con "qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về".
-> Nhĩ muốn Tuấn thay mặt mình qua sông, để ngắm nhìn cảnh vật thân thuộc, bình dị mà suốt cuộc đời Nhĩ đã vô tình lãng quên.
- Tuấn "đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố" mà quên đi việc bố nhờ.
-> Nhĩ trầm tư "con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình" để sao nhãng mà không đạt được mục đích của cuộc đời.
Xem thêm:
Phân tích Nhĩ trong truyện bến quê (bài số 2)
Quan hệ của Nhĩ với hàng xóm láng giềng:
- Đối với bọn trẻ: "Cả bọn trẻ xúm vào, chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao dưới mông anh bằng cả một chiếc mền gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt vào sau lưng".
- Đối với cụ giáo Khuyến "Đã thành lệ, sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng tạt vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ"
=> Sự giúp đỡ chân thành, bình dị, vô tư của những người hàng xóm.
Kết bài dàn ý phân tích nhân vật Nhĩ
- Khẳng định sự phát hiện và trân trọng muộn màng những vẻ đẹp gần gũi và bình dị của cuộc sống và tình yêu cuộc sống mãnh liệt trong những ngày trên giường bệnh của nhân vật Nhĩ.