Đề bài : Lý giải tính biểu tượng của nhan đề truyện ngắn “Bến quê”
Đề bài
Đề bài : Lý giải tính biểu tượng của nhan đề truyện ngắn “Bến quê”
Hướng dẫn giải
Bài tham khảo 1 :
“Bến quê” là một truyện ngắn giàu giá trị, nhắc nhở con người ta về những triết lí cần phải nhận ra và trân trọng trong cuộc sống của mỗi người. “Bến quê” gieo vào lòng người những khắc khoải, nuối tiếc và cả sự đợi chờ. Tác giả đã giúp người đọc nhận ra rất nhiều điều từ chính bản thân mình. Và có lẽ điều gây ám ảnh đầu tiên của tác phẩm chính là ở nhan đề “bến quê”. Cùng nhau đi tìm tính biểu tượng sâu xa của nhan để này qua từng chi tiết và hệ thống nhân vật của truyện ngắn.
Nhĩ là người đã từng đi khắp mọi nơi trên thế giới nhưng khi ở tuổi xế chiều thì anh lại mắc bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân. Anh chỉ nhìn cuộc sống bên ngoài qua ô cửa sổ nhỏ, qua sự giúp đỡ của vợ anh. Một buổi sáng đầu thu, Nhĩ nhìn ra cửa sổ, phát hiện ra “ Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiêt trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời . Rồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn của sổ của gian gác nhà Nhĩ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc như da thịt, như hơi thở”. Dường như Nhĩ nhận ra những điều rất đỗi bình thường nhưng Nhĩ chưa bao giờ làm được. Nhĩ từng đi rất nhiều nơi nhưng nơi thân thuộc nhất, gần gũi nhất là bãi bên kia sông hồng là Nhĩ chưa từng đặt chân tới.
Nhĩ đã nhờ Tuấn sang đó thay anh nhưng con trai anh lại mải mê xem đánh cờ. Chính lúc này anh nhận ra “con người ta trên đường đời thật kì lạ, không thể qua được cái vòng vèo hoặc chùng chình”. Trong những ngày này anh nhận ra vẻ đẹp của vợ từ hình thức đến tâm hồn, người phụ nữ đã ở bên cạnh Nhĩ hơn nửa cuộc đời. Và cuối cùng Nhĩ đành phải khoát tay bảo con trai đi nhanh.
Một câu chuyện dường như không có kết thúc nhưng lại khiến cho người đọc day dứt và ám ảnh rất nhiều. Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng có nhiều chi tiết đắt giá, những chi tiết tạo nên linh hồn của tác phẩm. Tuy nhiên yếu tố nhan đề là yếu tố chi phối rất lớn đến giá trị biểu tượng của tác phẩm này. Tại sao tác giả không chọn nhan đề khác mà nhất định lại là “bến quê”. Thoáng qua tưởng chừng như bến quê không có liên quan gì đến tác phẩm nhưng càng đọc, càng nghiền ngẫm mới thấy nó có tính biểu tượng rất cao.
Bến quê là nơi chốn thân thuộc của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi. Đó là nơi đi xa ai cũng muốn về nhưng đó cũng là nơi mà rất nhiều người đã bỏ lỡ suốt những năm tháng của tuổi trẻ. Và Nhĩ cũng vậy, anh đi nhiều nơi nhưng cái nơi thân thuộc nhất lại chưa từng đặt chân đến. Đó là một nghịch lí trớ trêu của cuộc đời.
Bến quê nói một cách ngắn gọn chính là nơi lưu giữ những điều bình dị, thân thương và mộc mạc nhất. Đó là những bông hoa bằng lăng ở bên kia sông hòng, là bãi sông có màu vàng thau, là hơi thở của đất. Bến quê còn chính là người vợ dịu hiền và tần tào, mà cho đến những giờ phút ấy Nhĩ mới nhận ra.
Bến quê là hiện thân của những điều cụ thể và gần gũi như thế, là những gì giàu có và đẹp đẽ nhất, là nơi đón anh về khi anh đã mệt.
Tuy nhiên Nhĩ lại nhận ra những điều này quá muôn màng, sự thức tỉnh lương tâm và nhận thức của anh về quê hương, về những gì trong cuộc sống so với cuộc đời anh quá ít ỏi và ngắn ngủi. Nhan đề “bến quê” như nhắc nhở mọi người hãy luôn nâng niu và trân trọng những gì bình dị, đời thường nhất, đừng để mất đi mới ân hận