Đăng ký

Soạn bài Bến quê của Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 9 tập 2

1,469 từ Soạn bài

Với tác phẩm Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Bến quê đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

   Bố cục:

   Tác phẩm Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu được chia làm 2 phần như sau:

Phần 1: Từ đầu... cửa sổ nhà mình

Nội dung: Những suy nghĩ và cảm nhận của Nhĩ về thiên nhiên

Phần 2: Còn lại

Nội dung: Những suy nghĩ, tâm trạng và cảm nhận của Nhĩ về cuộc sống, về con người

bến quê

Xem thêm Tóm tắt truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Phân tích truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu

Lý giải tính biểu tượng của nhan đề truyện ngắn Bến quê

Cảm nhận truyện Bến quê

Câu 1 (Trang 107 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh là: thời trẻ thì được đi nhiều, về cuối đời lại mắc căn bệnh hiểm nghèo, bị cột chặt vào giường bệnh đến nỗi không thể tự mình di chuyển được. Chính nhờ hoàn cảnh đó mà Nhĩ mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bờ bên kia sông và vẻ đẹp của người vợ cực nhọc.

- Xây dựng tình huống ấy, tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người rằng cuộc sống của con người có rất nhiều những điều bất thường, những nghịch lí trớ trêu, mỗi chúng ta nên biết trân trọng những gì tốt đẹp xung quanh mình.

Câu 2 (Trang 107 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

- Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy ở bên ngoài cửa sổ, vòm trời như cao hơn, nhìn thấy những bông hoa bằng lăng cuối mùa, sông Hồng màu đỏ nhạt, bãi bồi màu mỡ,…

- Niềm khao khát của Nhĩ chính là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.

- Nhĩ có niềm khao khát đó là do anh đã chợt nhận ra bấy lâu nay, mình đã đi nhiều nơi mà lại bỏ quên những vẻ đẹp bình dị, gần gũi ngay trên chính quê hương mình, anh cảm thấy nuối tiếc về quãng đời trước đây của mình.

=> Thông qua những suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật Nhĩ, ta thấy được giá trị thức tỉnh của truyện ngắn, rằng còn người luôn bỏ quên những thứ tốt đẹp, những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi vốn luôn hiện hữu xung quanh mình, ngay bên cạnh mình.

Câu 3 (Trang 107 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Truyện ngắn có giá trị nhân đạo sâu sắc, nó được thể hiện qua cái nhìn của tác giả với nhân vật trong câu chuyện và cách nhà văn bộc lộ quan điểm, tư tưởng nhân đạo ấy.

- Nhân vật chính của truyện: Nhĩ, đã có những chiêm nghiệm, những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời khi nằm trên giường bệnh.

- Thiên nhiên qua con mắt của Nhĩ hiện ra thật đẹp, đó là những cảnh đẹp chỉ có thể được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế (những chùm hoa bằng lăng, con sông Hồng màu đỏ nhạt).

- Thấm đượm tinh thần nhân đạo: Tác giả đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo để làm nổi bật lên khát vọng sống, và ông cũng cho người đọc thấy được giá trị quan trọng của gia đình, vào những ngày cuối đời, Nhĩ chỉ có gia đình là chỗ dựa.

Câu 4 (Trang 107 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Những cử chỉ và hành động của nhân vật Nhĩ ở cuối truyện:

- Nhĩ hành động có vẻ khác thường hơn "Anh đang cố thu nhặt mọi sức lực.... ra hiệu cho một người nào đó...." Nhĩ đang có một sự lo lắng rằng cậu con trai có thể sẽ làm lỡ mất chuyến đò cuối cùng của ngày hôm nay và hệ quả là Nhĩ sẽ vĩnh viễn không được qua con sông đó nữa

- Những hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện như nhắc nhở mỗi chúng ta rằng: Chúng ta cứ luôn luẩn quẩn, vòng vèo trong sự rối ren của cuộc đời mà quên đi mất những giá trị thực sự đang hiện hữu, để rồi đánh mất nó và hối hận muộn màng. Khi nhận ra thì ta đã không còn nhiều cơ hội để tóm lấy nó nữa rồi

Câu 5 (Trang 107 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ trong truyện ngắn:

- Hình ảnh bãi bồi, hình ảnh bến sông 

=> Tượng trưng cho vẻ đẹp của quê hương, một vẻ đẹp gần gũi, bình dị hằng ngày

- Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối mùa

=> Cuộc đời Nhĩ cũng đi vào những chặng cuối cùng

- Hình ảnh đứa con ham chơi, mải mê không để ý

=> Tượng trưng cho những thú vui, những sự ham thích không thể bỏ qua trong cuộc sống, khiến chúng ta cứ phải chìm đắm ở trong đó mà không biết cách thoát ra

Câu 6 (Trang 107 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

  Thông qua việc nhìn ra đứa con ham chơi, không để ý đến lời bố dặn, nhân vật Nhĩ thực sự đã nhận ra một bài học cuộc sống. Đó là chúng ta cứ mãi mải mê trong những thứ vòng vèo, rối rắm mà không hề chú ý đến những giá trị đích thực. Cần phải thức tỉnh và nhận ra những giá trị ấy để không phải hối tiếc.

Thông qua phần Soạn bài Bến quê, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

 

shoppe