Đăng ký

Thuyết minh về chiếc nón lá

1,982 từ

Thuyết minh về chiếc nón lá

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu

Bàn tay xây ta, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng

Bài thơ đan nón

 _ Nguyễn Khoa Điềm

Nước Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên quanh nam nóng lắm, mưa nhiều. Cùng với tà áo dài thướt tha, tự bao giờ' chiếc nón lá Việt Nam đã sinh ra và sống mãi theo bề dài của lịch sử văn hóa Việt Nam, và đi vào thơ ca, nhạc họa. Sau đáy chúng ta hãy đi vào tìm hiểu thêm về chiếc nón lá đáng yêu này.

Không ai xác định được nón lá có từ bao giờ. Những hình ảnh của nón lá đã có trên hình trống đồng Ngọc Lũ và trên tháp đồng Đảo Thịnh từ khoảng 2500 đến 3000 năm trước. Nón lá có nhiều loại như nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, dùng cho người cưỡi ngựa), nón quai thao (sản xuất ở miền Bắc thế kỉ XIX), nón thúng và thứ nón thung nối tiếng là nón Ba Tầm và nón bài thơ (ở Huế) về cấu tạo, nón lá là một loại nón phần lớn được làm bằng lá buông, lá dừa lá gội, lá cọ, lá hồ hay lá du quy diệp, cùng với tre trúc là nguyên vật liệu làm vành nón. Vật liệu đơn sơ bao nhiêu thì ngược lại, công phu làm nón lại tỉ mỉ bấy nhiêu.

Muốn làm một chiếc nón lá, đầu tiên phải có một cái khung làm nón. Khung làm nón này là một khối, hình chóp, làm bằng gỗ, hình dáng nó thỏ hay thanh do tùy vùng miền. Nón lá Huế có dáng thanh hơn nón lá Nam Bộ vì độ rộng nhiều và độ sâu của khung ít hơn.

Sau đó, phải đi lựa mua là loại vừa tầm, phơi trong nắng chiều cho hơi se lại. Sáng hôm sau, ủi lá sao cho lá phẳng, láng mà không cháy trên những dụng cụ riêng. Sau khi tỉa bớt những đầu thừa đuôi thẹo của lá, đến giai đoạn chuốt nan tre. Việc này có thể do nam hay nữ làm, nhưng phải chuốt đều, bằng tre còn tươi, uốn thành những vòng tròn bóng bẩy, dẻo dai, cột lại bằng dây cước rồi xếp vào khuôn gỗ theo thứ tự từ nhỏ nhất ở đinh nón và lớn dần ...đến vành thứ mười sáu là vành cuối cùng. Kế đến, xếp lá lên đều đặn rồi bắt đầu chằm nón bằng kim nhỏ và những sợi cước trong suốt, mảnh như sợi chỉ, chạy theo mười sáu vành ấy. Chiếc nón đẹp hay xấu, có giá trị cao hay không còn do mũi khâu nhỏ hay to. Mũi khâu càng tỉ mỉ, chiếc nón càng mịn và đẹp, được xếp vào loại đặt tên, dành cho những phụ nữ khuê các sang trọng sử dụng.

Nón bài thơ xứ Huế do một người tên là nghệ nhân Bùi Quang Bặc sáng chế ra vào những năm 1960, ngoài những nguyên liệu của nón lá khác, ông đã lấy giấy mỏng cắt thành những câu thơ, câu ca tình tứ, ép vào giữa hai lớp lá.

Khi soi lên nắng, hiện lên những câu thơ chan chứa hồn người bên cạnh hình ngôi chùa Thiên Mụ hay phong cảnh núi Ngự sông Hương.

Dù nón lá có nhiều loại, nhưng công dụng chung của nón lá thật là đa dạng. Ngoài việc che mưa tránh nắng, người đi xa, khát nước có đôi khi ghé vào dòng sông hay chiếc ao đầu làng mà múc nước giải khát, rửa mặt.

Nó còn có mặt khi người phụ nữ làm đồng, đi chợ, bán buôn hay chơi hội. Kèm theo nón lá là chiếc quai lụa, làm tôn lên vẻ yêu kiều sang quý của người phụ nữ Việt.

Chiếc nón còn làm duyên cho người con gái, phù hợp với nét tính cách kín đáo, tế nhị Á Đông, dưới vành nón, ẩn hiện một đôi mắt, một nụ cười hay che lấp một tâm trạng khó bày tỏ... .đó chính là cái duyên của chiếc nón lá Việt Nam:

“Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón

Trời mùa thu mây che có nắng đâu?"

-Trần Quang Long

Ca dao còn rất nhiều câu lục bát hay nói nón lá như:

Anh về Bình Định ba ngày

Dặn mua chiếc nón lá dày, không mua.

Ở các vùng làm nón, ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng ré thi đội nón đị ngựa; còn những nhà nghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đầu, nên ca dao có câu:

Cưới nàng đôi nón Gò Găng

Xấp lãnh An Hải, một khăn trầu nguồn.

Hay: "Chén tình là chén say sưa

Nón tình em đội nắng mưa trên đầu".

(Ca dao)

Nếu nói đến các loại hình nghệ thuật múa, nước ta còn có điệu múa nón, và bao hình ảnh nghệ thuật, hội họa cũng lấy nón lá làm đề.

Đó là cái duyên thầm kín của văn hóa Việt mà du khách nước ngoài chẳng quản đường xa, thường mua về châu Âu, châu Mỹ sau khi rời đất nước ta.

Dù bây giờ đời sống thị thành trên chiếc xe gắn máy cần kèm theo chiếc nón bảo hiểm, nhưng chúng ta hy vọng nón lá Việt Nam còn sống mãi với dân tộc Việt Nam. Một người Việt xa xứ, giảng dạy ở Đại học Washington đã có những suy nghĩ rất hay về nón lá: “Tôi đã đi khắp bốn phương đã thấy nhiều kiểu mũ, nón của nhiều nước và nhiều dân tộc, nhưng chưa thấy kiểu nón nào bình dị, đoan trang, yêu kiều và duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam".

Mộc Lan

shoppe