Tập làm văn: Thuyết minh về áo dài
Tập làm văn: Thuyết minh về áo dài
BÀI THAM KHẢO
Tục ngữ Việt Nam có câu: Người đẹp lụa, lúa tốt phân. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp của mỗi con người, góp phần quan trọng vào sự thướt tha của phụ nữ.
Áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trong hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Không ai biết áo dài nguyên thủy có từ lúc nào và hình dáng ra sao, nhưng theo những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm, đã có hình phụ nữ mặc trang phục áo dài với hai tà xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết: Theo sách sử chép thi người Văn Lang xưa mặc áo dài cài nút về bên tả. Từ đó suy rằng trước thời Bắc thuộc người Việt gài áo về tay trái, sau bắt chước người Trung Quốc, mới mặc áo gái về bên phải.
Theo từng thời kỳ lịch sử mà chiếc áo dài có những thay đổi về chi tiết. Kiều sơ khai của áo dài là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì không buộc hai vạt trước lại. Sau để tiện làm việc, áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân, gồm có hai vật trước và hai vạt sau. Áo tứ thân hợp với phụ nữ thôn quê quanh năm bươn chải, lao động đồng áng. Sau đó, áo ngũ thân ra đời, phù hợp cho phụ nữ tinh thành với sự biến đổi vạt nửa trước bên phải của áo tứ thân thu nhỏ, thành một vạt con. Vạt thứ năm nhỏ hơn, nằm dưới một vạt trước Áo ngũ thân che kín thản hình, không để hở áo lót, mỗi vật có hai thân nối sông, tượng trưng cho tử thân phụ mẫu. Vạt thứ năm nằm dưới vạt trước, khép kín nhờ năm chiêc khuy, tượng trưng cho “ngũ thường” của Nho giáo và “ngũ hành" của triết học Đông phương. Đến thế kỉ XVIII, một số người Minh Hương bất mãn với nhà Thanh, sang Việt Nam lập nghiệp, mang theo một lôi sắc phục của người Hoa. Để tạo bản sắc riêng cho dân tộc, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) đã ban hành một sắc dụ về ăn mặc cho toàn dân xứ Đàng Trong, đây là bước định hình quan trọng cho áo dài biến thành quốc phục Việt Nam: “Áo thì cỗ đứng, cửa ống tay rộng hay hẹp tùy tiện, hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không được xẻ mờ...”
Nhưng có ý kiến cho rang áo ngũ thân xuất hiện trong thời vua Gia Long (1802-1819). Năm Minh Mạng triều đình có chiếu chỉ cấm mặc váy mà phải mặc quần hai ống (vì áo ngũ thân phải mặc với quần hai ống, không thể mặc với váy) nên có câu ca dao:
“ Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng".
Những năm đầu thế kỷ này tà áo dài theo hai khuynh hướng: Phối hợp với y phục phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra đời những kiểu áo dài có dây kéo sau lưng. Những kiểu cổ áo trái tim, kiểu cổ thuyền. Khoảng 1930, họa sĩ Cát Tường sáng tạo ra kiểu áo dài mới bằng cách biến tứ thân, ngũ thân thành áo hai tà. Thân trên áo được may sát, ỏm theo những đường cong của cơ thể tạo ra vẻ yêu kiều, gợi cảm rất độc đáo. Hàng nút cũng được chuyên dịch, cô áo cũng nhiều thay đổi, và phong phú hơn, mặc với quần “sa tanh” trắng..., gọi là áo dài “Le mut”, nhưng có đôi người đưa ý kiến phản bác vì quá căng". Vũ Trọng Phụng cũng có thái độ trong tác phẩm số đỏ. Một khuynh hướng khác của các nhà tạo mẫu là khuynh hướng trở về nguồn. Các nhà thlêt kê dùng những hoa văn hình chim hạc trên áo dùng để thiêt kẽ ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng nhũng hoa văn trên vải thổ cẩm để làm viền, những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa hiện đại vừa cổ điển, trang phục kèm theo áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùng màu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.
Năm 1934, một họa sĩ khác là Lè Phổ đã bỏ bớt những nét lai căng và đưa vào những nét đẹp truyền thống của áo dài dân tộc, được nữ giới hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau Cách mạng tháng Tám, đối mặt với giặc đói, giặc dốt, Bác Hồ vận động nhân dân bỏ thói quen mặc áo dài. Ngày hòa bình thống nhất, chiếc áo dật lại được cả nước ca ngợi và sử dụng. Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế mà chiếc áo dài Việt Nam vừa tôn vẻ đẹp dịu dàng thể hiện nét kín đáo thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái rất đẹp. Nhờ cắt may khéo léo, phận trên thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mờ lúc khép, quán quýt trong gió tạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, say mẽ bao khách nước ngoài khi giao dịch, tham quan du lịch Việt Nam. Nhà thơ Nguyên Sa đã viết nhiều bài thơ về áo dài Việt Nam như:
“ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng".
Cố nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài “Bến xuân" của mình “Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài Bến xuân". Đến thế kỉ XXI này, tuy xã hội Việt Nam đã theo nhiêu trào lưu y phục phương Tây nhưng người ta vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học ngay cả dịp quan trọng như ngày tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục cho cô dâu và phụ nữ. Với những loại vải quý phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm gấm, lụa và vẽ màu sắc lộng lẫy hoặc nhũ hoa, chiếc áo dài đã giúp cho người phụ nữ Việt Nam tăng thêm vẻ trang trọng và tươi đẹp. Các nữ sinh mới lớn cắp sách đến trường trong tà áo dài trắng tăng thêm nét yểu điệu, tinh khiết, trong sáng và vô tư nhữ những thiên thần.
Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Người nữ sinh trung học ngày nay nên tự hào khi được mặc chiếc áo này! Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của người Việt Nam, nó cũng là nguồn đề tài vỏ tận cho các thi nhân nghệ sĩ Việt Nam.
Mộc Lan