Đăng ký

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

1,428 từ

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu cây lúa và tầm quan trọng của nó đối với người Á Đông: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp" vì ông bà xưa đã đặt sự nghiệp trồng lúa lên hàng đầu.

II. THÂN BÀI

Sư phát triển của cây lúa.

- Hạt giống phải ngâm trong nước ba sôi hai lạnh, vài ngày sau chúng đâm rễ, nông dân gieo hạt trên mảnh đất đã chuẩn bị sẵn.

- Trước khi gieo hạt: người nông dân phải cày bừa kĩ, xới cho tơi đất.

- Cây mạ lớn dần, được nhổ lên, bó lại từng bc.

- Chuẩn bị đất ruộng cũng bằng cách cày bừa, bỏ phân, xới đất rồi đem mạ cấy xuống cứ khoáng 3 tấc lại cấy mấy nhánh mạ.

- Mạ bén rễ lớn lên thành cây lúa. màu xanh lá mạ chuyên dần sang màu xanh lá cày.

Tuy giống lúa. hoặc 3 tháng hoặc 6 tháng nó sẽ ra bông, trổ đòng đòng rồi kết hạt. Hạt lúa non màu xanh cốm. rồi chuyển dần sang màu vàng.

- Khi lúa chín, hạt nảy mầm no tròn và trĩu ngọt. Một ít lá lúa vàng úa là lúc báo hiệu đã đến lúc cắt lúa.

Ngày xưa người nông dân phải đập lúa, chuyên chở bằng sức người, ngày nay có cả máy tuốt lúa, máy cắt lúa vả cả máy xay lúa, máy chà gạo. Cố nhiều loại lúa truyền thống của nước ta như: nàng Hương, Tám Xoan, Nếp Ngỗng.

Hiện nay nước ta đã nhập thèm nhiều giống và lai ghép nhiều loại lúa mới như: Thum Thái, Đài Loan, Tào Hương…

Sử dụng, chế biến hạt lúa:

- Lúa nếp: Có thể lấy nếp non làm cốm, ở Hà Nội nổi tiếng với cốm làng Vòng. Từ cốm, người ta làm ra bánh cốm để ăn ngày thường hoặc dùng trong tiệc cưới hỏi. Từ côm, người ta xào lên chế biến thành món cốm dẹp với các gia vị: đường, dừa nạo thành một món ăn rất hấp dẫn.

Từ hạt nếp người ta giã ra làm bánh giầy, bánh nếp nhân đậu hoặc nấu lên thành những món xôi: xôi đậu phộng, xôi đậu xanh, xôi lạp xưởng... đó là những món ăn không thể thiếu trong dịp lễ hội họp gia đình như tết nhất, giỗ kỵ, cưới xin...

Nếu hạt nếp để nguyên làm bánh, không ai quên món bánh chưng mà Lang Liêu làm để cúng tổ tiên ngày Tết.

- Hạt gạo: sử dụng là món lương thực chính mỗi ngày. Dù người nghèo nhất đến người giàu nhất ở Á Đông. Nếu không chế biến thành cơm, người ta có thể xay thành bột để làm các món bánh như: bánh giò, bánh cuốn, bánh xèo, bánh đúc, bánh in, bánh lọt, bánh khọt, bánh bèo... là các món ăn được chế biến với những cách thức và gia vị khác nhau.

Ảnh hường của cây lúa đối với thơ ca dân tộc và đề tài cho các nghệ sĩ sáng tác. Từ kinh nghiệm trồng lúa, ông bà ta cũng đúc kết nhiều bài học quý báu truyền lại cho con cháu:

“Tấc đất tấc vàng’’.

“Làm ruộng tháng năm, coi chăm tháng mười"

“Mồng chín tháng chín có mưa, mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng

Mồng chín tháng chín không mưa, mẹ con bán cả cày bừa mà ăn"

“Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa"

Ăn cơm làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu".

III.KẾT LUẬN

Nỗi khổ nhọc, vất vả của người nông dân Việt Nam, hy sinh, thiệt thòi:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần"

Ngày nay với kĩ thuật trồng trọt mới, phân giống mới nghề trồng lúa không nhũng cang cấp lương thực cho người dân trong nước mà còn xuất khẩu đem ngoại tệ về hoặc đối máy móc và các mặt hàng công nghệ khác ở các nước tiên tiến làm phong phú và nâng cao đời sống nước ta.

shoppe