Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương
Hình ảnh người phụ nữ là đề tài vô cùng quen thuộc trong văn học Trung Đại Việt Nam. Hồ Xuân Hương với bài thơ “ Bánh trôi nước” với phận đời “bảy nổi ba chìm” của người phụ nữ. Hay Nguyễn Du với 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều. Nguyễn Dữ với “ Chuyện người con gái Nam Xương”- thiên thứ 16 của “ Truyền kỳ mạn lục”.
Nhân vật chính của câu chuyện là Vũ Nương, tuy đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu nhiều bất công của xã hội phong kiến. Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương.
Số phận người phụ nữ trong xã cũ qua nhân vật Vũ Nương
Dàn ý suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương
Mở bài
- Nêu ý kiến chung về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Đây là hình ảnh chung của người phụ nữ với tâm hồn đẹp nhưng gặp nhiều đau khổ.
Thân bài
- Hình ảnh nhân vật Vũ Nương - Người phụ nữ có tâm hồn đẹp nhưng gặp nhiều đau khổ, bất hạnh.
- Hình ảnh người phụ nữ “tam tòng, tứ đức”
- Vũ Nương là người phụ nữ có tâm hồn đẹp, dịu hiền, hội tụ đủ đức tính “tam tòng tứ đức”.
- Chồng đi xa vẫn ở nhà hiếu thảo, chăm sóc mẹ chồng, con trai, chung thủy với chồng.
- Khi mẹ chồng mất, lo ma chay, làm tròn đạo hiếu=> lầm lũi nuôi con chờ chồng về.
- Nàng phải gánh chịu nỗi oan ức
- Chỉ vì tin lời nói của con trẻ, Vũ Nương bị Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thủy.
- Trương Sinh buông lời mắng nhiếc, xúc phạm khiến Xuân Nương đau khổ, uất ức mà tìm đến cái chết.
- Khi chết vẫn nhớ về quê hương, muốn tìm về nhưng không được
- Tuy ở thủy cung nhưng vẫn nhớ về quê hương
Xem thêm:
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều
- Muốn quay về nhân gian nhưng không được => mục đích là minh oan, giãi bày nỗi oan khuất nhưng không được.
- Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
-
Thông quan nhân vật Vũ Nương, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn chứa đựng sự bất công, thiệt thòi.
-
Luôn cam chịu mọi sự bất công mà không thể phản kháng
-
Không thể làm chủ cuộc đời mình
-
Chỉ có cái chết mới giải thoát bản thân khỏi “gông tù” của xã hội phong kiến.
-
Đề cao phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Kết bài
- Suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương.
=> Tấn bi kịch của người phụ nữ phong kiến, không có lối thoát, không thể phản kháng.
- Thêm yêu thương, trân trọng phẩm chất cao quý của người phụ nữ xưa.
Bài mẫu suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ. Qua ngòi bút của các tác giả, hình ảnh người phụ nữ phong kiến hiện lên với tất cả vẻ đẹp của tạo hóa. Thế nhưng cuộc đời là “ba chìm bảy nổi”, mang nhiều khổ đau, oan trái.
Nguyễn Dữ với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc họa thành công nhân vật Vũ Nương. Đây là nhân vật tuy đẹp người đẹp nết nhưng lại mang số phận bi thương. Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương.
Nội dung câu chuyện kể về nàng Vũ Thị Thiết, có xuất thân bình dân. Tuy không phải nữ nhi khuê các như nhiều cô gái khác, nhưng Vũ Nương lại là cô gái đẹp người, đẹp nết. Trong làng lúc này có Trương Sinh, vì cảm mến dung hạnh của Vũ Nương nên đã xin trăm lạng vàng cưới về làm vợ.
Trương Sinh vốn ít học, hay ghen tuông, hôn nhân thường xuyên có mâu thuẫn. Thế nhưng Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, tròn đạo làm vợ, giữ yên hòa khí gia đình.
Hình ảnh Vũ Nương nuôi con, chờ chồng
Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu, Trương Sinh phải lên đường tòng quân theo lệnh triều đình. Khi tiễn chồng lên đường, Vũ Nương hết lòng dặn dò: “ không mong áo gấm, ấn hầu từ chồng, chỉ mong hai chữ bình an mang về”. Đây là sự mong mỏi giản dị, nhưng đầy tình cảm của người vợ dành cho chồng.
Khi chồng lên đường tòng quân, Vũ Nương ở nhà sinh con, đặt tên là Đản. Lúc này mẹ chồng thường xuyên đau yếu, nàng thay chồng bên cạnh chăm sóc. Khi mẹ chồng mất, nàng đau lòng, lo ma chay như cha mẹ ruột. Nàng đã làm tròn đạo hiếu với mẹ chồng, thủy chung son sắt chờ đợi chồng về.
Sau nửa năm chiến đấu, Trương Sinh quay về với gia đình. Cứ ngỡ đây sẽ là khoảng thời gian hạnh phúc của Vũ Nương sau thời gian dài xa cách. Thế nhưng đây lại là mở đầu cho tấn bi kịch về sau.
Chỉ vì tin lời đứa con nói: “ Ông không phải cha ta”, “Có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Ngọn lửa ghen tuông bùng cháy trong lòng Trương Sinh, và chính nó đã thiêu cháy cuộc đời Vũ Nương.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích chuyện người con gái Nam Xương
Kể lại chuyện người con gái Nam Xương
Đứng trước những lời hàm nghi, trách cứ, sỉ nhục của chồng, Vũ Nương không thể nào giải thích. Nói một cách chính xác, chính thói gia trưởng, ngờ vực của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương vào đường cùng. Nàng không thể biện minh cho mình, nàng đau đớn tột độ vì bản thân bị vấy bẩn. Xuân Nương đã tìm đến con sông Hoàng Giang, gieo mình tự vẫn. Nàng lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân.
Đến khi Trương Sinh hiểu ra mọi chuyện thì đã quá muộn. Vì lời nói vô tư của con trẻ, vì sự ghen tuông mù quáng, Trương Sinh đã gián tiếp hại chết người vợ tào khang của mình. Nhưng Trương Sinh liệu có hối hận vì những gì mình đã gây ra, hay cái chết của Vũ Nương cũng sẽ chìm vào dĩ vãng.
Nhiều ý kiến cho rằng, phải chăng Xuân Nương quá hồ đồ khi tìm đến cái chết. Tại sao không chứng minh sự trong sạch của bản thân. Đối với phụ nữ phong kiến, thông dâm là tội lớn. Bản thân người phụ nữ không thủ tiết chờ chồng, sẽ bị xã hội khinh bỉ.
Nàng đã cố gắng giãi bày nhưng chồng nàng lại không hề tin. Nàng đau khổ vì sự chờ đợi, hy sinh và tấm lòng thủy chung đã không được đền đáp xứng đáng. Có lẽ chính sự ngờ vực của chồng, miệng lưỡi cay đắng của xã hội đã đẩy nàng vào cái chết. Nàng sẽ sống ra sao khi bị chồng khinh bỉ, xã hội ghẻ lạnh.
Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương
Nguyễn Du đã từng viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Đây là những lời cay đắng, xót xa cho thân phận người phụ nữ phong kiến. Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương để cảm nhận cay đắng, tủi nhục của người phụ nữ. Xuân Nương không được tự do quyết định hôn nhân. Xuân Nương bị chiến tranh lấy đi cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Xuân Nương bị thói đa nghi, hờn ghen, gia trưởng của chồng đẩy vào cái chết.
Đau đớn thay bi kịch trên không phải là của riêng Xuân Nương, nó còn là của nhiều phụ nữ khác bấy giờ. Hình như khi họ sinh ra đã không được làm chủ cuộc đời mình, không được quyết định điều gì. Có lẽ thứ duy nhất mà họ có thể tự quyết định được cho mình là cái chết.
Người phụ nữ trong thời phong kiến là vậy. Càng xinh đẹp, càng giỏi giang thì càng gặp nhiều bất hạnh. Phải chăng “trời xanh khéo trêu phận má hồng”, gây nên bao khổ đau cho người phụ nữ phong kiến.
Xem thêm:
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy chuyện người con gái Nam Xương
Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương
Tuy đầy bất hạnh, đau thương là thế, nhưng nhân vật Vũ Nương nói riêng cũng như phụ nữ xưa nói chung đều là những người phụ nữ đẹp về nhân cách. Cho dù có bị nanh vuốt của cuộc đời cào cấu cho “rỉ máu”, thế nhưng luôn giữ tâm hồn trong sạch, hiền lương.
Vũ Nương là hình ảnh người phụ nữ đại diện cho thân phận phụ nữ xưa. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua nhân vật Vũ Nương để thấy được sự bất công, tàn ác mà chế độ phong kiến đã đem lại. Hình ảnh Vũ Nương thoắt ẩn thoắt hiện sau khi được chồng lập đàn giải oan gợi cho người đọc nhiều sự xót thương đến tận bây giờ.