Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua câu chuyện người con gái Nam Xương và truyện Kiều
Hình ảnh thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua câu chuyện người con gái Nan Xương và Truyện Kiều
Chịu ảnh hưởng sâu nặng tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử, người phụ nữ Việt Nam xưa luôn phải tuân theo những lễ giáo và điều luật hà khắc. Họ gần như không thể, và cũng không có quyền quyết định cuộc sống, tương lai và hạnh phúc của mình. Những điều đó được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm văn học thời kì đó. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua câu chuyện người con gái Nam Xương và truyện Kiều.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Giới thiệu chung về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua câu chuyện người con gái Nam Xương và truyện Kiều
Người phụ nữ trong thời kì phong kiến được biết đến như sống trong một chế độ phụ hệ nặng nề. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, số phận họ gần như phụ thuộc vào cha, chồng, con trai,. hay xã hội ngoài kia. Những lễ giáo, định kiến và kìm hãm họ, không thể tự do phát triển, tự do lựa chọn hướng đi riêng của mình. Hay thậm chí có những oan khuất, tổn thương mà cũng chẳng thể nói ra.
Số phận của phụ nữ thời kỳ đó được phản ánh rất rõ thông qua các tác phẩm văn học. Nổi bật nhất trong chương trình văn học THPT phải kể đến là người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và truyện Kiều của Nguyễn Du. Hãy cùng tìm hiểu thêm về hai văn bản đó qua các phần dưới đây.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích chuyện người con gái Nam Xương
Kể lại chuyện người con gái Nam Xương
Thân phận người phụ nữ qua tác phẩm người con gái Nam Xương
Người phụ nữ trong tác phẩm người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ mang tên Vũ Nương. Trương Sinh-con trai nhà phú hộ vì cảm mến người con gái xinh đẹp với nhân phẩm tốt đẹp này đã không màng đến chuyện môn đăng hộ đối mà rước nàng về.
Hình ảnh người phụ nữ Việt trong xã hội xưa
Chưa cưới nhau được bao lâu thì Trương Sinh phải tòng quân đánh giặc xa nhà. Để một mình nàng ở lại bụng mang dạ chửa con cùng mẹ chồng đã già yếu. Thế nhưng Vũ Nương vẫn luôn chu toàn, không thể chê trách gì được nàng ngay cả sau khi chồng mất đi hay phải tự nuôi dưỡng, chăm bẵm con.
Những tưởng sự vất vả, hiếu thuận và thủy chung của nàng nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng, thế nhưng không. Vì một câu nói vô tư của đứa con nhỏ, người chồng trở về đã một mực gán cho Vũ nương tôi bất trinh. Dù giải thích thế nào Trương Sinh cũng chẳng nghe, cuối cùng nàng đành chọn cách tự kết liễu để minh oan cho mình.
Tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội phong kiến gần như bằng không, ngay cả đối với những người thân cận nhất như chồng mình. Nguyễn Dữ vô cùng thông cảm cho cảnh họ chịu nhiều thiệt thòi, dễ dàng rơi vào bế tắc nói chung và số phận bất hạnh của Vũ Nương nói riêng. Vì vậy, ông đã cho Vũ Nương một cái kết đỡ bất công hơn, ấy là để nàng sống lại dưới thủy cung có cuộc sống cẩm y ngọc thực.
Dù mang tính nhẹ nhàng hơn, nhưng cái kết này vẫn chẳng hề vẹn toàn. Dù đã được minh oan, nhưng nàng lại phải xa chồng con, sống cảnh lẻ loi dưới nước.Từ hình ảnh Vũ Nương, ta nhận ra một điều rằng: Khi ấy phụ nữ dù có bỏ bao nhiêu công lao, hy sinh hay một lòng trung trinh thì cũng dễ dàng bị gạt bỏ và phủ nhận chỉ vì vài hiểu lầm. Thấp cổ bé họng, họ chẳng thể minh oan cuối cùng phải chịu kết quả bi thương.
Điều đó không chỉ phản ánh thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa, mà còn phản sự bất công, cổ hủ của chế độ phong kiến lỗi thời, phản ánh cả những cuộc chiến tranh vô nghĩa đã khiến các gia đình ly tán, mà người chịu hậu quả cuối cùng vẫn luôn là người phụ nữ.
Xem thêm:
Phân tích đoạn trích chí khí anh hùng trong truyện Kiều
Thuyết minh trao duyên truyện Kiều
Thân phận người phụ nữ qua truyện Kiều
Hai trăm năm sau, số phận của người phụ nữ lại được một lần nữa nhắc lại qua tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du. Thế nhưng có một sự thật rằng nếu vẫn dưới chế độ phong kiến, thì trải qua bao bãi biển nương dâu, thương hải tang điền, thì vai trò và giá trị của người phụ nữ vẫn chẳng hề đổi. Những bất công, uất hận và đau đớn họ phải gánh chịu cũng chẳng mấy ai thương cảm và chú ý đến.
Nhân vật chính trong truyện là Thúy Kiều. Xét về khía cạnh nhân đạo, nàng là nhân vật vô cùng đáng thương, chịu ảnh hưởng bởi sự cổ hủ và lạc hậu của xã hội. Nàng có xuất phát điểm tốt hơn rất nhiều người khác, mang vẻ đẹp toàn diện và tuyệt đối trong văn học Việt Nam. Nàng may mắn có thêm cả tình yêu đẹp và đã đính ước với Kim Trọng.
Dường như tất cả những thứ tốt đẹp nhất của một người con gái thời ấy đã ở trong tay nàng. Thế nhưng cũng chẳng vì thế mà Thúy Kiều có được một cuộc sống hạnh phúc dài lâu. Sóng gió ập đến, nhà nàng tan gia bại sản, tai họa đổ ập xuống đôi vai bé nhỏ của người con gái mới chớm tuổi cập kê. Nàng phải từ bỏ tất cả những gì mình có để đổi lại làm một người con có hiếu với cha mẹ.
Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua truyện Kiều
Thông qua những chi tiết này người ta có thể nhận định rằng thân phận phụ nữ trong chế độ phong kiến quả thực quá mong manh và nhỏ bé. Chỉ như trong chớp mắt, từ nàng tiểu thư đài các, nàng phải trở thành một món hàng để người ta đem gia buôn bán, mặc cả, ngã giá. Mà Thúy Kiều cũng chẳng thể làm gì để xoay chuyển tình huống, đành phải khuất phục và cam chịu trước số phận.
Bao nhiêu nhan sắc, tài năng của người phụ nữ đứng trước tư tưởng trọng nam khinh nữ, trước sự bất công của xã hội hoàn toàn không có một chút phân lượng nào, cùng lắm chỉ đáng giá vài ba trăm lượng bạc trắng, đổi một kiếp người. Nhưng cuộc đời Kiều không dừng lại ở việc làm vợ lẽ cho người ta, mà nàng còn bị đẩy đến bước đường buôn phấn bán hương.
Bao đắng cay khổ sở của người phụ nữ phong kiến đều được ta thấy rõ trong hình ảnh của Kiều. Mất đi tất cả mọi thứ, tài năng và nhân phẩm lại bị coi rẻ, thân phận không hề được coi trọng và đánh giá đúng đắn. Thật thương thay cho số phận nàng, chẳng may sinh ra không gặp thời. Nếu như sống trong thời đại này, chắc hẳn Kiều đã nhận được những thứ xứng đáng được nhận.
Thân làm kiếp đàn bà ở thời đại này, đã xác định là không có được hạnh phúc mà mình muốn. Kẻ may mắn thì được an yên nhẫn nhịn một đời, kẻ xui xẻo thì phải chịu trăm ngàn đắng cay, cuộc đời nhục nhã, sống không bằng chết đi. Hỏi những người như Kiều phải làm sao mới tìm được lối thoát cho cuộc đời?
Xem thêm:
Phân tích giá trị nhân văn trong truyện Kiều
Tóm lại về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua câu chuyện người con gái Nam Xương và truyện Kiều
Những người con gái được nhắc đến trong chuyện người con gái Nam Xương và truyện Kiều đều tài sắc vẹn toàn. Thế nhưng họ không có được may mắn, phải chịu nhiều đắng cay, nhục nhã vì sự bất công của xã hội và số phận.
Với sự thương cảm của các tác giả, cuộc đời họ đều có những cái kết mang phần an ủi, dù không hoàn toàn xứng đáng và vẹn toàn với những gì họ nên nhân được. Thế nhưng đó cũng là quá may mắn so với với hiện trạng khi đó, hỏi có bao nhiêu người có được kết cục tốt đẹp? khi mà họ gần như không thể, và cũng không có quyền quyết định cuộc sống, tương lai và hạnh phúc của mình.