Đăng ký

Hãy kể lại chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dư thật chi tiết

3,460 từ Kể chuyện

Kể lại chuyện người con gái Nam Xương

     Chuyện người con gái Nam Xương là chuyện thứ 16 trong số 20 chuyện trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một câu chuyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài soạn Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em 

Hãy kể lại chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dư thật chi tiết- CungHocVui

Kể lại kể chuyện người con gái Nam Xương

Mở bài kể lại chuyện người con gái Nam Xương

     Bao đời nay, nhân gian vẫn luôn tương truyền câu chuyện một người phụ nữ đức hạnh nhưng phải kết liễu cuộc đời bằng cách trầm mình xuống sông Hoàng Hà bởi nỗi hàm oan với người chồng nói riêng và sự bất công ở xã hội phong kiến nói chung. Đó là câu chuyện “Vợ chàng Trương” và Nguyễn Dữ cũng dựa nên cốt truyện này để viết nên “Chuyện người con gái Nam Xương” ở thế kỷ mười bốn. Các tình tiết của câu chuyện cơ bản được giữ nguyên và nhà văn cũng thể hiện được tinh thần nhân đạo của mình thông qua cái chết của Vũ Nương.

Xem thêm:

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy chuyện người con gái Nam Xương

Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương

     “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ kể về số phận của người con gái đức hạnh, đẹp nết đẹp người nhưng có cuộc đời chất chứa nhiều bất hạnh tên là Vũ Nương. Vũ Nương từ lúc sinh ra đã được số phận định đoạt mang nhiều trắc trở, khó khăn. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề nông khó khăn, ngày ngày phải chật vật với miếng ăn, mẹ lại mất sớm. Tuy chỉ có hai cha con sống qua ngày đoạn tháng với nhau nhưng căn nhà nhỏ bao giờ cũng ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Tuy khó khăn như thế nhưng Vũ Nương vẫn luôn giữ trọn chữ hiếu, ý thức phụng dưỡng cha luôn thường trực trong lòng. Cứ ngỡ cuộc sống sẽ mãi bình lặng như thế cho đến khi cô đã đến tuổi yên bề gia thất.

     Ngày nọ, có một chàng trai làng bên tên Trương Sinh sang hỏi cưới Vũ Nương. Dẫu không muốn kết hôn vì không nỡ người cha già yếu của mình phải sống một mình song trước lời khuyên của cha, cuối cùng cô cũng đồng ý gả cho Trương Sinh. Theo lời cha nàng, con gái lớn sẽ phải gả cho chồng để không bị hứng chịu những điều tiếng khắt khe của xã hội phong kiến.

      Một tuần sau, bằng một lễ cưới nho nhỏ, Vũ Nương đã chính thức trở thành vợ Trương Sinh. Vì gia cảnh của nàng và Trương Sinh đều nghèo khó nên chỉ có một mâm cơm đạm bạc mời bà con hàng xóm chung vui và làm minh chứng cho cuộc hôn nhân này. Ngày về nhà chồng, Vũ Nương khóc rất nhiều vì phải rời xa người cùng máu mủ ruột thịt duy nhất của mình. Chưa làm tròn chữ hiếu nay đã vội theo chồng khiến nàng nửa không nỡ, nửa lại thấy hổ thẹn với bản thân. Tuy day dứt, không nỡ là thế nhưng nàng vẫn không vì điều ấy mà đối xử không tốt với mẹ chồng. Đối với mẹ chồng, nàng luôn cư xử đúng mực, luôn làm trọn chữ hiếu như với cha ruột chính mình.

Xem thêm:

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều

Phân tích nhân vật Vũ Nương

     Cuộc sống hôn nhân tưởng chừng sẽ gò ép, bó buộc nàng nhưng trái ngược lại lại diễn ra vô cùng tốt đẹp. Nàng và Trương Sinh có với nhau một mặt con trai là bé Đản, mái ấm nhỏ tuy khó khăn luôn bủa vây nhưng nhờ sự đồng sức, đồng lòng của cả gia đình nên những ngày tháng yên ấm cứ nối tiếp nhau tưởng chừng bất tận. Năm ấy, chiến tranh loạn lạc, nhiều cuộc hành quân sát phạt nhau khiến xác người chất đầy như rơm rạ. Trương Sinh cũng vì thế mà phải theo lệnh ra tòng quân, đó cũng chính là nguồn cơn cho sự chia ly của gia đình nhỏ, và cũng là nguồn cơn cho những bất hạnh sắp đến. 

     Hạnh phúc đến với nhau chưa bao lâu, nay một lần nữa Vũ Nương phải đối mặt với sự chia ly. Là một người dân Trương Sinh không thể khước từ lệnh của triều đình tòng quân ra trận. Căn nhà từng đầy ắp tiếng cười nay lại bao trùm bởi bầu không khí quyến luyến, bịn rịn. Trương Sinh dặn dò nàng ở lại chăm sóc mẹ già chờ ngày chàng thắng trận trở về cùng nhau đoàn tụ.

      Biết chuyến đi lần này lành ít dữ nhiều, đến với chiến trường là đến gần hơn với cái chết nhưng nàng phải đành lòng để chồng mình đi. Nàng chỉ mong chàng yên bình trở về, không cần danh vọng xa hoa thứ nàng cần là người chồng của mình trở về để gia đình cùng nhau đoàn tụ. Trước lúc chia tay, nàng bịn rịn nói rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ cần ngày trở về đem theo được hai chữ bình yên là đủ rồi.” Trương Sinh ra đi, một mình nàng ở lại chu toàn tất cả, từ việc nhà đến chăn con, săn sóc mẹ chồng, một tay nàng quán xuyến cả gia đình mà chẳng một tiếng kêu than.

Hãy kể lại chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dư thật chi tiết- CungHocVui

Phân tích văn bản chuyện người con gái Nam Xương

     Lúc mẹ chồng ốm đau, nàng không rời một bước, tận tụy chăm sóc, vay mượn hàng xóm để lo thuốc thang cho bà. Biết bản thân khó lòng qua cơn bạo bệnh, người mẹ chồng đã gọi Vũ Nương vào và khuyên nàng không cần lãng phí tiền bạc. Nàng hết mực động viên và mẹ chồng cũng cảm động trước tấm lòng của con dâu dành cho mình nên nói nàng là một người tốt, sau này nàng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp.

     Ít lâu sau, mẹ chồng mất nàng vẫn làm tròn bổn phận đến cùng, lo hậu sự một cách chu đáo. Căn nhà nhỏ giờ chỉ còn lại nàng cùng bé Đản nương tựa nhau sống qua ngày. Nàng không cam lòng nhìn đứa con của nàng chịu sự bất hạnh. Vì phải sống thiếu cha, không được cảm nhận tình cảm gia đình một cách trọn vẹn. Cậu bé chạnh lòng khi nhìn bạn bè có đầy đủ cha mẹ nên đã nghĩ ra một cách.

      Vì thế, nàng chỉ vào cái bóng trên tường và bảo rằng đó là ba bé Đản, để con vơi bớt nỗi nhớ cha và để bản thân vơi nỗi nhớ chồng. Nàng không hề hay rằng chính lời nói dối vô hại đó chính là nguồn cơn gây nên những uẩn khúc, bất hạnh của đời nàng và cũng là nhát dao chí mạng kết liễu cuộc đời nàng. 

     Một thời gian sau Trương Sinh yên bình trở về, trong một lần đi thăm mộ mẹ, bé Đản bấy giờ cũng đã lên ba ngây ngô hỏi Trương Sinh: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”. Trương Sinh gạn hỏi, đứa bé đáp: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Trương Sinh nghe lời trẻ dại, lại vốn bản chất đa nghi nên lập tức cho rằng vợ mình đã thất tiết, phản bội bản thân mình, không chung thủy như đã hứa hẹn. Ngay lập tức, Trương Sinh trở về nhà đánh đập, lớn tiếng chửi mắng Vũ Nương mà không cho nàng một lời giải bày.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích chuyện người con gái Nam Xương

Kể lại chuyện người con gái Nam Xương

     Quá đau khổ, oan ức mà không có nơi để giải bày, cùng với xã hội phong kiến đè nặng lên vai nàng cái danh phản bội chồng, ở xã hội cũ thất tiết là tội không thể thứ tha, nàng quyết định trầm mình xuống dòng Hoàng Giang kết liễu cuộc đời. 

     Chẳng bao lâu sau, một đêm vắng vẻ dưới ánh đèn khuya, bóng của Trương Sinh hiện lên vách, thấy cái bóng bé Đản bỗng reo lên: “Cha Đản lại đến kia kìa”, lúc này Trương Sinh mới thấu được nỗi oan của vợ.

     Lại nói đến chuyện Phan Lang là một người cùng làng, làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang. Một đêm chiêm bao thấy có người con gái áo xanh đến xin tha mạng. Trùng hợp thay, sáng dậy lại có phường chài đem đến biếu một con rùa mai xanh. Nhớ đến giấc chiêm bao hôm qua, Phan Lang bèn mang thả nó đi.

Kết bài kể lại chuyện người con gái Nam Xương

     Chẳng lâu sau dưới thời Khai Đại nhà Hồ, giặc Minh sang xâm lăng nước ta. Nhiều người sợ hãi bỏ trốn, thuyền bè bị đắm khiến xác chết nổi đầy sông trong đó có Phan Lang. Xác trôi dạt vào động rùa ở hải đảo, Linh Phi vợ vua Nam Hải nhìn thấy bèn nói: “Đây là vị ân nhân cứu sống ta thửo xưa” xong dùng thuốc thần, một chốc sau Phan Lang hồi sinh. Linh Phi rước Phan Lang vào cung, mở tiệc linh đình chiêu đãi. Trong bữa tiệc ấy có một cung nữ nhìn rất giống Vũ Nương, nàng kể lại tình cảnh của mình được các nàng tiên thương tình cứu sống.

     Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, bên trong có mười hạt minh châu, sai Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước, Vũ Nương cũng nhân đấy gửi chiếc hoa vàng đưa về cho Trương Sinh và dặn lập đàn giải oan, đốt đèn trên bến Hoàng Giang chờ nàng trở về.

     Nhận ra kỷ vật của vợ, Trương Sinh làm đàn tràng, đốt cây đèn thần ba ngày ba đêm trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa, theo sau có cờ tán, võng lọng rực rỡ. “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa..” – Tiếng Vũ Nương vọng vào, bóng nàng loang loáng mờ dần rồi biến mất.