Đăng ký

Suy nghĩ của anh (chị) về sự thờ ơ của giới trẻ hiện nay

1,758 từ

Suy nghĩ của anh (chị) về sự thờ ơ của giới trẻ hiện nay

Ngày nay, nhiều người dân Việt Nam nói riêng và cả nhân dân thế giới nói chung, trong đó nhất là lớp thanh niên thường mắc một căn bệnh, căn bệnh đó mọi người vẫn thường gọi là bệnh vô cảm. Hiện nay, cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, người ta dễ có xu hướng vun lo cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề của xã hội. Từ đó dẫn đến một căn bệnh mới trong xã hội hiện nay – bệnh vô cảm.

Trước kia, ông cha ta đã phê phán thói xấu chỉ biết thu vén cho riêng mình “Đèn nhà ai nấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vạ. Thấy lũ trẻ cãi nhau, đánh nhau học cũng làm ngơ. Trước những cảnh đau khổ của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động,…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng. Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người giống như một cái máy “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” một cách đơn điệu và tẻ nhạt. Căn bệnh này thể hiện ở chỗ, người ta không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác, cũng không hề phẫn nộ hay lên án những tệ nạn, những thói xấu, những cái ác đang diễn ra hàng ngày. Đây là một căn bệnh cũng là lối sống tiêu cực cần đáng phải bị lên án.

Vậy bệnh “vô cảm”là gì? Đó là một trạng thái tinh thần mà trong đó con người không một tí cảm xúc, nhân tính cũng không, chỉ biết ngoảnh mặt làm ngơ không thèm quan tâm đến ai, chỉ nghĩ đến bản thân mình,…Một căn bệnh không hề có trong danh mục của ngành y học.

Có phải trái tim con người lúc nào cũng chỉ biết yêu thương không hạn? Tôi thường tự hỏi? : Liệu trong số học trò chúng tôi, có mấy ai để ý thấy một bà lão bán chuối nấu trước cổng trường giữa những ngày mùa đông lạnh lẽo, đôi bàn tay bà có vẻ run rẩy vì lạnh giá và cũng vì tuổi già phải vất vả mưu sinh. Câu trả lời có lẽ là rất ít. Trong hàng ngàn con người kia - họ không một chút bận tâm, họ vẫn thờ ơ đưa cái nhìn lạnh lùng vô cảm trước lời mời của bà cụ. Đáng buồn thay, giữa một con đường, trước một cổng trường với biết bao nhiêu là học sinh như thế, bà lão vẫn lẽ loi, cô độc, cái Tết này liệu có đến với bà? Phải chăng đó là bệnh vô cảm của con người? Trái tim không chút rung động trước số phận nhọc nhằn kia.

Khi sự sống vận động, xã hội này, con người này, bon chen xô đẩy nhau khi mà ta phải vất vả lo toan với bữa cơm, manh áo thì còn đâu những phút giây của lòng nhân ái, vị tha. Và cũng có lẽ do con người hiện nay thật giả khó phân, khiến người ta luôn nghi ngờ lẫn nhau, chính xã vô cảm đã sinh ra những con người vô cảm, chính bản thân ta vô cảm ta lại vô tình tạo ra một xã hội vô cảm. Rất nhiều người nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người khuyết tật thì xua đuổi, đi đường gặp chuyện bất bình hay gặp một vụ tai nạn vẫn bỏ đi mà không thèm cứu giúp, thậm chí có người còn vô nhân đạo hơn nhân cơ hội đó để lượm đồ của người bị nạn. Hiếm ít người khi đi trên xe buýt hay nơi công cộng nhường chỗ cho người già yếu, người tàn tật, phụ nữ mang thai, họ chỉ biết lo cho mình. Có người còn độc ác hơn khi cười trên sự đau khổ của người khác.

Chính khoảng cách lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với chính trách nhiệm của mình, vô cảm với những gì đang diễn ra xung quanh đời sống cộng đồng. bệnh vô cảm này xảy ra là do những con người không biết tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không có lòng nhân đạo, ý thức tập thể, ý thức cộng đòng quá kém. Không những thế nó cón lqàm mất đi bản sắc dân tộc quý báu từ ngàn đời “Thương người như thể thương thân” . Ai ai cũng đổ lỗi:cuộc đời này thật bất công. Nhưng có ai đã từng nghĩ mình đã làm gì cho cuộc đời mà đòi được đền đáp. Vì vậy mỗi người chúng ta cần phải khắc phục những nhược điểm của bản thân để chữa đi căn bệnh vô cảm này.

Vô cảm là thứ đóng cánh cổng trái tim ta, chôn vùi vào băng giá, đóng kín tình yêu thương,…Hãy nhìn nhận sự việc quanh ta bằng lòng yêu thương, hãy thắp sáng những ước mơ cho cuộc đời vững trải, để tình yêu luôn tràn ngập, rộng khắp thế gian và để cuộc sống luôn có ý nghĩa, con người luôn hạnh phúc không hai từ “vô cảm” không còn hiện hữu trên cõi đời. 

shoppe