Đăng ký

Soạn văn hay 11: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng

2,039 từ Soạn bài

Với tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Cunghocvui xin gửi đến các bạn bài Soạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Câu 1 (Trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Mâu thuẫn diễn ra trong hồi V của vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:

  • Mâu thuẫn thứ nhất

- Đó là mâu thuẫn giữa phe nổi loạn và phe Lê Tương Dực

- Phe nổi loạn bao gồm những người nông dân, dân chúng và những người thợ xây nên Cửu Trùng Đài

- Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản

- Nguyên nhân: Bọn tham quan, bạo chúa sống xa hoa, không chăm lo đến quyền lợi chính đáng của nhân dân để nhân dân phải sống cuộc sống cơ cực, lầm than (mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng khi Lê Tương Dực cho xây Cửu Trùng Đài)

  • Mâu thuẫn thứ hai

- Đó là mâu thuẫn giữa cái quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần thúy muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân

- Mâu thuẫn này có nguồn gốc từ nguyên nhân sâu xa: người chiến sĩ thiên tài có khát vọng, hoài bão muốn mang cái đẹp đến cho đời, làm dân tộc tự hào vì đang ở trong một xã hội thối nát, người dân đói khổ triền miên trong lầm than

- Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện điều đó

- Vũ Như Tô nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm mượn uy quyền, tiền bạc của hôn quan Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng xây dựng công trình nguy nga

- Niềm khao khát sáng tạo, cống hiến lại đối nghịch với thực trạng lợi ích và mong muốn của nhân dân.

→ Các mâu thuẫn cơ bản trên tác động qua lại, có quan hệ mật thiết với nhau

Cách giải quyết mâu thuẫn:

- Mâu thuẫn thứ nhất: Quân phiến loạn do Trịnh Duy Sản cầm đầu đã nổi dậy giết chết bạo chúa Lê Tương Dực và đốt Cửu Trùng Đài

- Mâu thuẫn thứ hai: Mâu thuẫn này dẫn tới bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt).

Vĩnh biệt cửu trùng đài

Xem thêm Ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài

Phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Câu 2 (Trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

  • Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba, là con người của cái đẹp, tượng trưng cho sự khao khát kiến tạo cái đẹp

- Ngoài ra, ông còn có một khao khát, một lí tưởng cao cả cống hiến cho đời

- Ông được người ta nhận xét về tài năng của mình: "ngàn năm chưa dễ có một"

- "Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân"

- "Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…"

- Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô: ông không tin rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân rồi bàng hoàng, đau đớn khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy

=> Tóm lại: Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ba, có tư duy nghệ thuật và khao khát lớn đối với cuộc đời. Thế nhưng vì ông sống quá nghệ sĩ, ông chỉ tin vào nghệ thuật chứ chưa suy nghĩ cho nhân dân, tuy là người tài nhưng không phải là hiền tài mà đất nước cần

  • Tính cách và diễn biến tâm trạng nhân vật Đan Thiềm

- Đan Thiềm cũng giống như Vũ Như Tô, nhưng không phải là người tạo ra cái đẹp mà là một người say mê cái đẹp, vì thế nên nàng khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, xây dựng cái đẹp, kiến tạo cái đẹp

- Nàng là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô, nàng đã giục Vũ Như Tô chạy trốn khi việc xây dựng cửu trùng đài không thành, còn sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình vì Vũ Như Tô.

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật này: Đau đớn khi xây Cửu Trùng Đài không thành, không cứu được Vũ Như Tô...

Câu 3 (Trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân:

+ Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ

- Mâu thuẫn thứ hai là quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích của nhân dân chưa được tác giả giải quyết triệt để:

+ Vũ Như Tô tới lúc chết cũng không nhận ra lỗi lầm của mình

+ Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân, nhưng lại muốn lợi dụng quyền uy, tiền bạc của hắn để thực hiện ước mơ của mình

- Những câu hỏi không có đáp án:

+ Vũ Như Tô có công hay tội, ông đúng hay người giết ông đúng

- Tác giả thể hiện tâm tư qua lời đề từ, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm, điều này là cách lí giải hợp lí

Câu 4 (Trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích:

- Thuộc thể loại bi kịch, tạo dựng được mâu thuẫn, nhưng không thể giải quyết được hết mâu thuẫn

- Xây dựng mâu thuẫn: Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.

- Khắc họa rõ nét về tính cách và bi kịch của từng nhân vật.

- Kịch tính được tạo ra qua độc thoại, hành động.

- Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao

Thông qua bài Soạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng, Cunghocvui hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm được tác phẩm này đầy đủ nhất. Chúc các bạn học tốt!

 

shoppe