Top 2 cách tóm tắt Vĩnh biệt cửu trùng đài
Top 2 cách tóm tắt Vĩnh biệt cửu trùng đài
Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về bài tóm tắt tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài!
I. Mẫu tóm tắt văn bản Vĩnh biệt cửu trùng đài số 1
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông tham gia hoạt động yêu nước từ những năm 30 của thế kỷ XX trong các phong trào Hướng đạo sinh, Hội truyền bá quốc ngữ ở Hải Phòng. Năm 1943, gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc. Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn có công đầu trong việc xây dựng nền văn học mới với sự đóng góp về công tác tổ chức lãnh đạo và sáng tác. Sở trường của ông là tiểu thuyết và kịch lịch sử và ông cũng đạt được những thành công trong lĩnh vực này. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I, năm 1996. rong kháng chiến chông Pháp, là Ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư kí tòa soạn Tạp chí Văn Nghệ. Sau 1954, là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I), Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì (Tiểu thuyết, 1942), Vũ Như Tô (Kịch, 1941), An Tư (Tiểu thuyết, 1944), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Kí sự Cao Lạng (Kí, 1951), Truyện anh Lục (Tiểu thuyết, 1955), Bốn năm sau (Tiểu thuyết, 1959), Lũy hoa (Truyện phim, 1960), Sống mãi với Thủ đô (Tiểu thuyết, 1961); nhiều truyện viết cho thiếu nhi, tiêu biểu là An Dương Vương xây thành ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Vũ Như Tô là một vở kịch dài gồm 5 hồi. Đoạn trích học là hồi thứ năm. Đây là hồi cuối cùng của vở kịch, lúc mâu thuẫn xung đột rất tập trung và lên tới cao trào để có một cách giải quyết theo hướng mà tác giả đã lựa chọn.
Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
II. Mẫu tóm tắt văn bản Vĩnh biệt cửu trùng đài số 2
Vở kịch Vũ Như Tô được Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè 1941, đề tựa tháng 6-1942, đăng trên Tạp chí Tri Tân năm 1943-1944, sau in trong tập Kịch Nguyễn Huy Tưởng (NXB Văn học, Hà Nội, 1963) Dựa vào sự kiện lịch sử có thật năm 1516 (hôn quân Lê Tương Dực bị giết, Cửu Trùng Đài bị phá, kiến trúc sư Vũ Như Tô cũng bị giết) Nguyễn Huy Tưởng bằng tài năng hư cấu nghệ thuật đã sáng tác nên vở kịch dài Vũ Như Tô gồm 5 hồi. Kịch Vũ Như Tô được xây dựng trên hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa phe Lê Tương Dực và phe nổi loạn, thực chất là mâu thuẫn giữa thế lực phong kiến thối nát sống xa hoa, trụy lạc với quần chứng nhân dân nghèo khổ; và mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân. Hai mâu thuẫn này cùng song hành diễn ra và phát triển trong suốt bốn hồi đầu của vở kịch, để đến hồi V được đẩy lên đến cao trào và đỉnh điểm.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về bài tóm tắt Vĩnh biệt cửu trùng đài hồi 5 lớp 11!