Đăng ký

Hướng dẫn soạn phong cách ngôn ngữ chính luận chi tiết- NGỮ VĂN LỚP 11

1,881 từ Soạn bài

HƯỚNG DẪN SOẠN PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN- NGỮ VĂN LỚP 11

      Chính luận là một phong cách ngôn ngữ độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác. Chúng thường được dùng trong các văn bản chính luận hoặc khẩu ngữ trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,...nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan niệm chính trị nhất định. Phần hướng dẫn soạn phong cách ngôn ngữ chính luận dưới đây sẽ giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài tốt hơn để có thể tiếp thu hiệu quả khi lên lớp.

Hướng dẫn soạn phong cách ngôn ngữ chính luận chi tiết nhất- CungHocVui

Hướng dẫn soạn phong cách ngôn ngữ chính luận chi tiết nhất

I. Hướng dẫn soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận qua phần văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Tìm hiểu văn bản chính luận

Văn bản a: Đoạn trích bản Tuyên ngôn độc lập

      Đây là một văn bản chính luận vì nó bao gồm các tuyên bố, tuyên ngôn của một tổ chức hoặc cá nhân để trình bày quan điểm của họ về một vấn đề chính trị. Bên cạnh đó các luận cứ cũng được bổ sung hỗ trợ cho các luận điểm, và các thuật ngữ chính trị như: dân quyền, tự do, nhân quyền, quyền sống,.. được sử dụng nhiều lần trong văn bản

Văn bản b: Đoạn trích Cao trào chống Nhật

      Tác phẩm này có vai trò đóng góp vào tổng kết cách mạng thắng lợi với những sự kiện lịch sử lớn và những sách lược tài tình của những người con của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đó, tất cả các khía cạnh của Cách mạng tháng Tám như ưu và nhược điểm, tính chất,... đều được đề cập đến trong tác phẩm. 

Xem thêm: 

Soạn phong cách ngôn ngữ chính luận tiếp theo

Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí

Văn bản c: Đoạn trích Việt Nam đi tới 

      Bài này phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Tác giả từ đó nêu những triển vọng tốt đẹp của cách mạng trong thời gian sắp tới. Đặc biệt ở đây là giọng văn hào hứng sôi nổi, câu văn giàu hình ảnh gợi mở một tương lai sáng sủa của dân tộc, nhân dịp đầu năm mới.

Nhận xét chung

      Văn nghị luận có nghị luận văn học (nghị luận văn chương), nghị luận xã hội, nghị luận chính trị.     

      Chính luận (nói tắt của nghị luận chính trị) là một phong cách ngôn ngữ độc lập với các phong cách khác.

II. Luyện tập phần soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận

Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận qua phần soạn bài- CungHocVui

Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận qua phần soạn bài

Bài tập 1:

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:

      Nghị luận là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt, một kiểu bài làm văn trong nhà trường. Còn phong cách ngôn ngữ chính luận là một phong cách chức năng ngôn ngữ. Phong cách chính luận được hình thành như một phong cách độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác, là do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu. Nó có cơ sở xã hội là công cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân ta trong hơn nửa thế kỉ trước.

      Nghị luận là một phương tiện biểu đạt được sử dụng rất phổ biến. Nó là một thao tác tư duy, thường được yêu cầu sử dụng tại trường học. Nghị luận có thể được ứng dụng khi trình bày ở mọi lĩnh vực: văn chương(nghị luận văn học), diễn đạt,...

      Chính luận là một phong cách trình bày một văn bản, nhưng nó được hình thành hoàn toàn độc lập nếu so sánh với các phong cách ngôn ngữ khác. Phong cách ngôn ngữ chính luận có cơ sở xã hội được hình thành từ rất lâu, dựa trên chính cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân ta ở thế kỉ trước. Phạm vi trình bày của nó cũng hẹp hơn, chỉ được ứng dụng khi trình bày quan điểm về chính trị
Xem thêm:

Cảm nhận tác phẩm: Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Dàn ý phân tích: Về luân lý xã hội ở nước ta

Bài tập 2:

      Các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính trị trong một văn bản: 

-       Từ ngữ chính trị được tác giả sử dụng nhiều 

-       Có thể dùng câu dài, nhưng phải mạch lạc, chặt chẽ

-       Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.

-       Nhờ những hình ảnh cụ thể và lập luận chặt chẽ, đoạn văn đã trở nên truyền cảm và có sức hấp dẫn hơn

Bài tập 3: Hướng dẫn học sinh trả lời:

Hướng dẫn soạn phong cách ngôn ngữ chính luận- CungHocVui

Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa văn 11

      Đọc kĩ lại văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

      Phân tích việc dùng từ, kết cấu câu

      Văn bản nên được phân tích theo 3 phần như sau: 

-       Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.

-       Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

-       Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.


 

shoppe