Soạn bài Tôi yêu em Puskin - Ngữ văn lớp 11 tập 2
Với bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ Puskin, Cunghocvui sẽ mang đến cho các bạn bài soạn Tôi yêu em Puskin đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Bố cục:
Gồm 3 phần:
Phần 1: 4 câu thơ đầu
Nội dung: Tâm trạng giằng xé của nhân vật tôi
Phần 2: Hai câu tiếp theo
Nội dung: Nỗi đau đớn và sự tuyệt vọng của nhân vật tôi
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Sự cao thượng và chân thành của nhân vật tôi
Xem thêm Vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong Tôi yêu em Puskin
Cảm nghĩ về bài thơ Tôi yêu em Puskin
Câu 1 (Trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Cụm từ "Tôi yêu em" được cất lên những 3 lần, như là một lời tấu cho toàn bộ bài thơ
- Nhà thơ giãi bày tình cảm của mình, cũng là lời giã biệt cho tình yêu
+ Puskin mở đầu bài thơ với một lời thú nhận thật chân tình, đáng yêu "tôi yêu em"
=> Cách diễn đạt trực tiếp, gần gũi và rất giản dị
+ Nguyên bản, tác giả đã sử dụng ngôi thứ hai số nhiều thay cho ngôi thứ hai số ít, mang lại cách nói trang trọng có phần xa cách
- Bốn câu thơ đầu là mạch cảm xúc tuôn trào sau khi bị kìm nén quá lâu, nhà thơ khẳng định tình yêu của mình bằng con tim đang khao khát tình yêu cháy bỏng.
- Lời từ giã của Puskin như có chút gì đó thấm đượm nỗi buồn, nhà thơ hiểu rằng đây là thứ tình cảm vô vọng nhưng vẫn khao khát, vẫn hết mình vì tình yêu ấy, bởi khi đã yêu rồi thì lí trí phải nghe theo lời của con tim
- Càng giã từ ta lại càng thấy được sự say đắm, thiết tha, mãnh liệt của nhân vật tôi
=> Tóm lại, nỗi buồn của tác giả là nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Sự đúng đắn của lí trí đã khiến cho lời giã từ này được cất lên đầy vị tha, cao thượng. Nhà thơ thể hiện một tinh thần cao thượng, tốt đẹp của con người.
Câu 2 (Trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Giọng điệu trữ tình có sự chuyển biến qua từng câu thơ:
Từ câu 1+2 sang hai câu 3+4 là những câu thơ thể hiện tình yêu của tác giả, đan xen với sự đấu tranh giữa lí trí và con tim
Câu 1+2: Là sự rụt rè cân nhắc nhưng vẫn khẳng định được tình cảm của nhà thơ.
Câu 3+4: Lí trí đã can thiệp vào tình yêu, là cái nhà thơ quyết định sẽ từ bỏ tình yêu để người con gái ấy được hạnh phúc
Từ câu 5+6 sang hai câu 7+8: ở 4 câu này mạch thơ tuôn trào, không bị dồn nén như 4 câu trước.
Câu thơ 5+6 thể hiện tình cảm đơn phương của nhà thơ, một tình cảm cô đơn, buồn tủi xen lẫn một chút ghen tuông
Câu 7+8 thể hiện ý định từ bỏ, ý định rất cao thượng, giàu lòng vị tha, muốn chúc phúc cho người mình yêu của nhân vật tôi.
- Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế qua giọng điệu trữ tình chuyển biến từ các câu 1-2 sang 3-4 và từ 5-6 sang 7-8.
Câu 3 (Trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Hai câu kết tạo bất ngờ khi nối kết giữa quá khứ với tương lai:
- Khi yêu nhau, trong tình yêu thì con người ta thường ích kỉ, ghen tuông, muốn chiếm hữu và sở hữu đối phương, không muốn họ thuộc về một người khác. Thế nhưng Puskin lại không như vậy, ông rất cao thượng, dù không tránh khỏi chút ghen tuông, ông vẫn chấp nhận từ bỏ và chúc phúc cho người mình yêu. Phải nói rằng đó là một tình yêu vô cùng cao thượng.
- Ông chấp nhận chọn đau khổ, dằn vặt thuộc về mình, để người yêu được hạnh phúc.
- Người con gái ấy xứng đáng có được một tình yêu chân thành.
Câu 4 (Trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Tâm hồn Puskin là một tâm hồn phóng khoáng, ta thấy ở ông sự chân thành và nhân hậu, biết suy nghĩ cho người mình yêu thương
- Trong tình yêu, Puskin cho đi mà không cần nhận lại, điều đó chứng tỏ ông có một tấm lòng vô cùng cao thượng và nhân ái
- Puskin vốn cũng chỉ là một con người bình thường, đều phải trải qua những cung bậc hỉ, nộ, ái, ố trong tình yêu. Thế nhưng Puskin đã biết hạn chế và kiềm lại cái tôi ích kỉ, hẹp hòi để có tấm lòng bao dung, vị tha cao cả.
- Ngôn ngữ trong bài thơ rất giản dị, chân thành, thể hiện tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt của nhà thơ.
Thông qua bài soạn Tôi yêu em Puskin, Cunghocvui hy vọng các bạn học sinh sẽ có một tài liệu hữu ích cho việc học và tìm hiểu tác phẩm này. Chúc các bạn học tốt!