Đăng ký

Hướng dẫn soạn bài Tôi yêu em - Puskin

1,226 từ Soạn bài

TÔI YÊU EM - Pu-skin 


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Puskin là một nhà văn hiện thực xuất sắc của Nga
–    Ông xuất thân từ một tầng lớp đại quý tộc nhưng cả đời lại gắn bó với số phận của nhân dân
–    Đặc biệt ông là người dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế độc đoán ở Nga Hoàng
–    Sự nghiệp:
•    Ông là người đặt nền móng cho sự phát triển của văn học hiện thực ở Nga thế kỉ XIX
•    Về mặt thơ ca ông được mệnh danh là mặt trời của thi ca Nga
•    Ngoài thơ ông còn nhiều thể loại khác như: Ép- ghê- nhi ô nhê gin( tiểu thuyết thơ), con đầm bích (truyện ngắn), Bô rít gô đu nốp (kịch lịch sử)
•    Thơ của ông viết từ hiện thực Nga và những con người Nga
•    Thơ của ông có nhiều đề tài: khi viết về đề tài tình bạn thì chân thành, viết về thiên nhiên thì đằm thắm còn viết về tình yêu lại mang một tinh thần nhân văn vô cùng cao cả

2.    Tác phẩm

a.    Xuất xứ: tác phẩm là một trong những bài thơ tình hay nhất của puskin
b.    Hoàn cảnh sáng tác: thời kì sống ở Xanh pê tec bua, ông thường hay lui lại nhà của chủ tịch viện Hàn Lâm nghệ thuật để gặp gỡ những người nghệ thuật và cũng vì người con gái xinh đẹp có tên Ô lê nhê a. Ông đã ngỏ lời cầu hôn nhưng nàng không nhận lời. Và năm 1829 bài thơ ra đời như một chuyện tình đơn phương thu nhỏ
c.    Bố cục: 3 phần:
–    Phần 1: bốn câu đầu: những tâm trạng dằn xé trong tâm trạng của nhà thơ
–    Phần 2: hai câu tiếp: khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
–    Phần 3: còn lại: sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Những mâu thuẫn giằng xé của nhân vật trữ tình

–    Mở đầu bài thơ nhà thơ ngỏ lời “tôi yêu em” tiếng nói ấy được nhà thơ cất giữ bao lâu và đến khi bày tỏ thì nó đã bị từ chối, nhưng trái tim vốn chẳng nghe lời khi nó luôn có hình bóng ai đó nên bắt đầu bài thơ nhà thơ không ngần ngại mà nói với lên
–    Tình yêu ấy, tiếng yêu ấy cho đến nay nhà thơ vẫn cất giữ và vẫn yêu thương
–    Dù bị từ chối nhưng ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai nghĩa là nó vẫn còn trong trái tim nhà thơ
–    Tuy nhiên nhà thơ biết rằng người con gái ấy không yêu mình vậy nên nhà thơ thà chịu đau một mình chứ không để cô gái mình yêu phải gợn bóng u hoài hay khó sử
->    Có thể nói nhà thơ của chúng ta đã mang đến một quan niệm tình yêu hết sức nhân văn. Yêu một người không nhất thiết phải có họ bên cạnh mà cơ bản là nhìn thấy họ được hạnh phúc không lo phiền. Nhà thơ đã chọn cách buông tay cho người con gái mình yêu không phải bận tâm khó xử. Đây quả là một sự hi sinh thiêng liêng của tình yêu. Mâu thuẫn là yêu nhưng lại không muốn người mình yêu khổ khó xử

2.    Nỗi đau khổ và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình

–    Tình yêu của nhà thơ là một tình yêu đơn phương âm thầm lặng lẽ dõi theo người con gái ấy mà không hề hi vọng
–    Thế nhưng cũng có lúc rụt rè khi lại hậm hực lòng ghen giống như cô gái ấy là người yêu của mình rồi vậy
->    Đây là nỗi khổ của người yêu đơn phương, vẫn dõi theo người yêu mến đấy nhưng lại không hi vọng gì bởi họ đâu có yêu mình

3.    Sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình:

–    Điệp ngữ “tôi yêu em” lại vang lên một lần nữa thể hiện tình yêu chân thành của nhà thơ
–    Tình yêu đó chân thành và đằm thắm
–    Tuy nhiên không được chấp nhận thì nhà thơ cũng cầu chúc cho người con gái của mình gặp được người yêu giống như mình từng yêu cô ấy. Bởi chỉ có nhà thơ mới hiểu hết được tình cảm của mình dành cho cô gái

III.    Tổng kết

–    Bài thơ là tiếng nói thầm kín yêu thương và hết sức chân thành của nhà thơ dành cho người con gái của mình. Tôi yêu em được nhắc lại ba lần ở đầu dòng của bài thơ thể hiện tình yêu chân thành đằm thắm của nhà thơ