Đăng ký

Soạn bài Người cầm quyền khô phục uy quyền- Soạn văn lớp 11

2,475 từ Soạn bài

     1. Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

   Trong Những người khốn khổ, V. Huy-gô đặt hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve trong thế đối lập nhau của một kẻ đi tìm, một người đi trôn, của một tội phạm và một tên thanh tra mật thám.

   Còn trong đoạn trích này, giữa hai nhân vật ấy cũng là sự đối lập nhưng là sự đối lập giữa hình tượng một con ác thú và hình tượng của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế thể hiện qua đối thoại, qua hành động.

   Giăng Van-giăng cũng là hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền, cũng chính là nhân vật trung tâm mà V. Huy-gô đã dồn hết tâm huyết và bút lực của mình để miêu tả và qua đây nhà văn gửi gắm thông điệp và tình thương của mình. Như vậy, những thủ pháp nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đối lập được sử dụng ở đây cũng đều nhằm tô đậm, ngợi ca một con người khác thường, một trái tim tràn ngập tình thương vừa nói.

   2. Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:

- Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?

- Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như ở Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai? (Căn cứ vào đoạn văn gồm những câu hỏi; đoạn nói về cảnh tượng mà "bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến", câu văn miêu tả gương mặt Phăng-tin kèm theo lời bình luận của tác giả.)

     Để khắc họa nhân vật Gia-ve, V. Huy-gô sử dụng nghệ thuật so sánh phóng đại bằng cách dùng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ, đó là một con ác thú. Ngay cách miêu tả Gia-ve của Huy-gô cũng đặc biệt: cái trán gồ cao, cặp mắt diều hâu sâu hoắm, cằm bạnh mũi hếch, hai chòm râu mọc ngược lên đến tận mang tai.

   Còn trong đoạn trích này, bộ dạng ngôn ngữ và hành động cũng thế. Đầu tiên hắn thét: “Mau lên!” với lời bình của người kể chuyện “là tiếng thú gầm”. Hắn vừa gầm vừa như thôi miên con mồi “cứ đứng lì một chỗ”, “phóng vào con mồi”, “cặp mắt nhìn như cái mốc sắt”. Sau đó hắn mới lao tới (“tiến vào giữa phòng”) ngoạm lấy cổ con mồi (“túm lấy cổ áo”). Hắn đắc ý, phá lên cười nhưng là “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

   Đúng là nhà văn có dụng ý xây dựng nhân vật Gia-ve như một con ác thú.

   Đó là Gia-ve. Còn Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như ở Gia-ve.

   Nguyên là một người thợ xén cây bị tù khổ sai vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ, Giăng Van-giăng ra tù được đức giám mục cảm hóa bằng tình thương nên nhân vật nghèo khổ này luôn coi tình thương là lẽ sống của mình.

   Trong đoạn trích này, nhà văn chú ý khắc họa nhân vật Giăng Van-giăng bằng những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động. Ngôn ngữ của nhân vật này nhẹ nhàng, điềm tĩnh: thì thầm, hạ giọng đối với Phăng-tin và cả Gia-ve; tất cả nhằm mục đích cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình chị nguy kịch. Khi thấy Gia-ve xuất hiện, tuy đã biết hắn đến là để bắt mình nhưng ông vẫn điềm tĩnh tìm ra cách nói để Phăng-tin yên tâm. Sự thể sẽ ra sao nếu Giăng Van-giãng nói: “Tôi biết là anh đến để bắt tôi” thay vì như đã nói: “Tôi biết là anh muôn gì rồi”. Có thể nói hình tượng của nhân vật này ở đây đối lập hoàn toàn với hình tượng Gia-ve vừa phân tích trên.

Đó là nhân vật Giăng Van-giăng qua miêu tả trực tiếp của nhà văn. Ngoài ra, nhân vật này còn được nhà văn miêu tả gián tiếp thấp thoáng hiện lên qua lời cầu cứu Phăng-tin và qua cảnh tượng mà bà xơ Xam-phích chứng kiến. Lời cầu cứu trước phút lâm chung của Phăng-tin hướng về Giăng Van-giãng và chi tiết: lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin... một nụ cười không sao tả được trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết, người đọc bỗng thấy hình ảnh nhân vật Giăng Van-giăng chẳng khác gi hình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.

   Không chi miêu tả trực tiếp và gián tiếp như vừa nói, nhà văn còn dùng lối bình luận ngoại đề. Lời bình luận với hàng loạt câu hỏi liên tiếp dồn dập:

“Ông nói gì với chị? Người dàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thể gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe thấy không?”.

 

   Rồi lời bình luận sau đó:

“Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”.

   Tất cả đã làm cho hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng thêm phi thường và lãng mạn biết bao!

   3. Đọc đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?

   Đoạn văn từ câu: “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự, thực cao cả” là phát ngôn của tác giả, của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là Bình luận ngoại đề hay còn gọi là trữ tình ngoại đề. Ớ đây, trong câu chuyện kể, bình luận ngoại đề có tác dụng khiến nhân vật phi thường lãng mạn thêm, tạo thêm nét trữ tình gợi cảm đối với người đọc.

     4. Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

   Qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, một đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn của V. Huy-gô, người đọc có thể thấy được những dấu hiệu của nghệ thuật chủ nghĩa lãng mạn. Đó là thế giới lí tưởng của nhà văn biểu hiện qua hình ảnh Giăng Van-giãng, người anh hùng lãng mạn giải quyết những bất công xã hội chỉ bằng giải pháp tình huống, được xây dựng bằng những thủ pháp phóng đại, so sánh, ẩn dụ và tương phản, những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của các nhà văn lãng mạn chính nghĩa. Điều quan trọng là tất cả các biện pháp trên đều bị chi phối bởi đăc trưng của chủ nghĩa lãng mạn - đó là trong khi đôi lập giữa thực tế với lí tưởng, chủ nghĩa lãng mạn hướng về khuynh hướng khẳng định lí tưởng.

shoppe