Đăng ký

Soạn bài lẽ ghét thương đầy đủ, dễ hiểu có tóm tắt nội dung bài thơ

1,600 từ Soạn bài

 Soạn bài lẽ ghét thương (bài đầy đủ) dễ hiểu có tóm tắt nội dung bài thơ

      Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 1, CungHocVui mang đến Soạn bài lẽ ghét thương (bài đầy đủ) của Nguyễn Đình Chiểu (trích “Lục Vân Tiên”) súc tích, hay nhất. Bài soạn không chỉ hỗ trợ tóm tắt nội dung mà còn giúp bạn hiểu hơn về tác giả, tác phẩm.

      Cùng theo dõi bài soạn Lẽ ghét thương trích từ tác phẩm Lục Vân Tiên đầy đủ và hay nhất dưới đây. 

Soạn bài Lẽ ghét thương đầy đủ, có kèm nội dung thơ

Soạn bài Lẽ ghét thương đầy đủ, có kèm nội dung thơ

Tìm hiểu:

Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)

  • Nhà thơ lớn ở miền Nam vào cuối thế kỉ 19.

  • Xuất thân gia đình Nho giáo.

  • Lận đận đường công danh: trên đường đi thi thì mẹ mất. Trên đường về, vì đau khổ nên khóc đến mù mắt, bị hôn thê bội ước.

  • Sau đó ông đổi tên Hối Trai (nghĩa là căn phòng tối), mở trường dạy học, hành nghề y và sáng tác thơ văn yêu nước, dùng ngòi bút để đánh giặc.

  • Các tác phẩm tiêu biểu: “Lục Vân Tiên”, “Dương Từ - Hà Mậu”, “Ngư tiều vấn đáp”,...

Xem thêm: 

Soạn bài Lẽ ghét thương ngắn gọn nhất

Dàn ý phân tích Lẽ ghét thương

Tác phẩm: Lục Vân Tiên (1851)

  • Truyện thơ viết bằng chữ Nôm.

  •  Kể về chuyện nhân nghĩa trong đời.

Tóm tắt nội dung đoạn trích:

Bố cục:

Soạn bài Lẽ ghét thương ngữ văn 11

Soạn bài Lẽ ghét thương ngữ văn 11

  • 6 câu đầu: Ông Quán, Lục Vân Tiên đối thoại.
  • 10 câu sau: Ông Quán nói về lẽ ghét.
  • 16 câu cuối: Ông Quán nói về lẽ thương.

Nội dung:

  • Từ nỗi thương dân như con, tác giả mang trong tâm những tình cảm ghét yêu phân minh, mãnh liệt. Thông qua lời của ông Quán trong cuộc đối thoại với bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm), nhà thơ đã bộc lộ tình cảm ấy đến người đọc.

Xem thêm: 

Cảm nhận đoạn trích lẽ ghét thương

Tìm hiểu đoạn trích lẽ ghét thương

Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài

      (Trang 48, SGK Ngữ Văn 11 quyển một)

Câu 1: Nhận xét về cơ sở lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu

  • Ghét: “Kiệt, Trụ mê dâm”; “U. Lệ đa đoan”, “Ngũ bá phân vân”; “thúc quý phân băng” -> những đời hại nước hại dân. Cuộc sống dân tình lầm than, khổ sở. Vương triều đều đi đến kết cục suy tàn.

  • Thương: “đức thánh nhân” (Khổng Tử); “thầy Nhan Tử”; “ông Gia Cát”; “thầy Đổng Tử”; “người Nguyên Lượng”; “ông Hàn Dũ”; “thầy Liêm, Lạc” -> những bậc quân tử, đức độ, thương dân, có tài nhưng không gặp thời nên đành dở dang chí lớn.

  • Quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu: tất cả đều vì dân, một lòng nghĩ cho dân.

Câu 2: Cách dùng và giá trị nghệ thuật của phép đối, phép điệp cặp từ “ghét, thương”

Soạn Lẽ ghét thương chi tiết và hay nhất

Soạn Lẽ ghét thương chi tiết và hay nhất

Từ “ghét”, “thương” đều được lặp lại 12 lần: nhấn mạnh cái mãnh liệt trong cảm xúc của nhân vật cũng như tác giả. Cái “ghét” là ghét tận cùng “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”. Cái “thương” là từ đồng cảm cuộc đời, vì sự an bình của nhân dân mà thương tiếc.

Cặp từ “thương”, “ghét” sắp đặt sóng đôi, đăng đối linh hoạt.  

=> Tạo cảm giác yêu ghét rạch ròi, rõ ràng và sâu sắc.

Câu 3: Giải thích câu thơ ở đầu đoạn trích: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” theo cảm xúc của tác giả

“Thương” “ghét” là rạch ròi nhưng cũng đan xen. Đến sau cùng cái “thương”, cái “ghét” cũng xuất phát từ cái lòng yêu dân. “Ghét” cũng là biểu hiện khác của “thương”. 

=> Câu thơ này là tinh hoa tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

Xem thêm: 

Đọc hiểu bài ca phong cảnh Hương Sơn

Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất

Ghi nhớ

      Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên những tình cảm rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.

       Hi vọng phần hướng dẫn soạn bài lẽ ghét thương (bài đầy đủ) CungHocVui cùng bạn học tập tốt hơn. Đừng quên tham khảo các bài soạn ngữ văn 11 khác của chúng tôi nhé!

shoppe