Đăng ký

Soạn bài Lẽ ghét thương - Ngắn gọn nhất

662 từ Soạn bài

Câu 1:

- Lẽ ghét: Điểm chung giữa các triều đại: có chung bản chất là sự  suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.

⟹ Cơ sở của lẽ ghét: thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân.

- Lẽ thương: những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.

⟹ Cơ sở của tình cảm thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng.

    Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống yên bình hạnh phúc, những người có tài có đức có điều kiện thể hiện chí nguyện của mình.

Câu 2:

- Bài thơ đã sử dụng phép điệp từ với tần ần số sử dụng lớn: ghét 12 lần = thương 12 lần. Từ đó biểu hiện sự trong sáng phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Thương là cội nguồn cảm xúc, ghét cũng từ thương mà ra.

- Biệp pháp đối: Ghét ghét >< thương thương; Hay ghét >< hay thương; Thương ghét >< ghét thương; lại ghét >< lại thương.

⟹ Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung.

Câu 3:

    Ý nghĩa của câu “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đó là thể hiện sự biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Đó là một mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời. Tình cảm đó rõ ràng, dứt khoát, nồng nàn, mãnh liệt. Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị.

Luyện tập:

    Câu thơ trong đoạn trích thể hiện rõ nhất toàn bổ ý nghĩa và tư tưởng của cả đoạn đó là câu: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” . Căn nguyên của sự ghét là lòng thương, thương chính là gốc. Hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung và hổ trợ cho nhau.

shoppe