Soạn bài: Lão Hạc
Bố cục
Chia làm ba phần:
- Phần 1 ( từ đầu … nó thế này ông giáo ạ): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.
- Phần 2 ( tiếp … một thêm đáng buồn) Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.
- Phần 3 (còn lại) Cái chết của lão Hạc.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 48 Ngữ Văn 8 tập 1):
- Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:
+ Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng
+ Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa
+ Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…
- Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:
+ Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc "đói deo đói dắt"
- Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng
+ Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"
+ Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.
= > Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:
+ Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng
+ Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con
+ Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con
- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:
+ Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa
+ Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ
+ Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống
Câu 3 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ
- Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ
- Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn
- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị
= > "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng
+ Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.
+ Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)
- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.
+ Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn
+ Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.
+ Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó
+ Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng
- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng
+ Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực
+ Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.
- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.
Câu 6 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:
+ Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.
+ Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"
+ Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ
- Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.
+ Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.
Câu 7 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:
+ Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn
+ Họ sống khổ cực trong làng quê
+ Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc
- Họ có những phẩm chất đáng quý
+ Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương
+ Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình
+ Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.