Soạn bài: Chiếu cầu hiền
1. Tác giả
- Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn.
- Quê: Người làng Tả Oai, trấn Sơn Nam (nay là huyện Thanh Trì – Hà Nội).
- Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh.
- Khi nhà Lê –Trịnh sụp đổ, ông đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bổ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.
- Ông là người có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.
2. Tác phẩm
Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục phu sĩ Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ ( Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Bài chiếu gồm ba phần:
- Phần mở đầu (từ đầu đến.. ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.
- Phần nội dung (tiếp theo đến.. vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.
- Phần kết (còn lại): Lời bố cáo
Nội dung chính của một bài Chiếu cầu hiền:
-Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.
-Cho phép tiến cử người hiền.
-Cho phép người hiền tự tiến cử.
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
- Bài viết hướng tới các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân trăm họ.
→ Mục đích: nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong cuông cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.
- Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Cuối cùng nhà vua kêu gọi người có tài đức hãy cùng gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.
- Từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục , cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung).
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiền tài, vua quang Trung đã tỏ rõ thái độ khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn sự cộng tác của bậc hiền tài.