Đăng ký

Soạn bài Chiếu cầu hiền trang 68 SGK Văn 11

1,337 từ Soạn bài

1. Câu 1 trang 70 SGK Văn 11.

   Bài chiếu gồm 3 phần:

- Phần mở đầu (từ đầu đến "...ỷ trời sinh ra người hiền vậy."): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

- Phần nội dung (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao."): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

- Phần kết (còn lại): Lời tố cáo.

   Viết chiếu cầu hiền, như đã nói, là hiện tượng phổ biến trong văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chẳng hạn, năm 1429, Lê Lợi xuống chiếu hạ lệnh cho các đại thần văn võ, công hầu đại phu phải tiến cử người hiền tài và cho phép những người hiền tài tự tiến cử. So sánh với chiếu cầu hiền của vua Quang Trung, có thể thấy mấy điểm chung của thể văn này:

- Người hiền xưa nay hao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

- Cho phép tiến cử người hiền.

- Cho phép người hiền tự tiến cử.

2. Câu 2 trang 70 SGK Văn 11.

a. Đối tượng của bài chiếu

   Bài viết hướng tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới. Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền khiến cho những người còn đang băn khoăn hoặc đang né tránh chưa muốn ra phục vụ cho quốc gia phải suy nghĩ. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Và tất nhiên cuối cùng, không thể thiếu chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.

b. Nghệ thuật lập luận của bài chiếu:

   Bài luận thuyết này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất lôgic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo - vua Quang Trung).

   Các từ nói về không gian đáng chú ý trong bài này là: trời, đất, sao, gió, mây (diễn tả không gian vũ trụ) hàm chứa ý nghĩa trọng đại của người hiển tài theo triết lí tam tài: thiên - địa - nhân.

   Một nhóm từ khác cũng cần nhắc tới là triều đường, triều chính, dải đất văn hiến, trăm họ,... hàm nghĩa không gian xã hội, nơi cần người hiển tài thi thố tài năng, phụng sự cho triều đình và đất nước, nhân dân. Nói chung, các từ ngữ diễn tả không gian nói trên tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọi hiền tài của bài chiếu.

3. Câu 3 trang 70 SGK Văn11

- Đất nước vừa trải qua thời kì loạn lạc. Ở thế kỉ XVIII, chúa Trịnh ngày càng lấn át quyền vua Lê. Từ sau sự kiện Tây Sơn ra Thăng Long "phù Lê diệt Trịnh" năm 1786, xung đột vua Lê chúa Trịnh trở nên gay gắt hơn. Rồi sự can thiệp của quân xâm lược nhà Thanh và cuộc hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ ra Thăng Long đuổi giặc, mở ra trang sử mới cho đất nước ta. Nói chung, trong bối cảnh xã hội loạn lạc, kẻ sĩ lúng túng, chán nản và bi quan. Nhiều người không muốn hoạt động xã hội, muốn trốn tránh không ra làm quan vì sợ liên luỵ hoặc vì muốn bảo toàn nhân cách nhà nho (tôi trung không thờ hai chủ). Mặt khác, kẻ sĩ Bắc Hà đã hơn ba trăm năm phụng sự nhà Lê. Khi nhà Lê sụp đổ, triều Tây Sơn lên thay, nhiều nhà nho đã sáng suốt ủng hộ Tây Sơn. Song không ít nhà nho do quan điêm đạo đức bảo thủ, không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh của Tây Sơn nên đã bất hợp tác, thậm chí chống lại Tây Sơn. Trước tình hình đó, một nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược đối với Quang Trung là thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước mà triều đại Tây Sơn đang dự kiến thực hiện, để họ ra cộng tác, phục vụ cho triều đại mới.

- Vì lợi ích chung của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiển tài, vua Quang Trung đã tỏ rõ sự khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn có sự cộng tác của bậc hiền tài. Hình tượng "Trẫm" trong bài chiếu là một người lo lắng cho việc nước, thực sự cần có hiền tài hỗ trợ, giúp đỡ. Qua việc vua Quang Trung không nhắc gì đến thái độ chống Tây Sơn của một số sĩ phu Bắc Hà, chúng ta còn thấy được sự khoan dung và chủ trương hoà giải mang tầm chiến lược của Quang Trung.