Đăng ký

Phân tích tác phẩm Truyện Kiều

2,877 từ

 Nguyễn Du là người nghệ sĩ bậc thầy, ông không chỉ tài năng trong cách vận dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc để sáng tác nên Truyện Kiều bất hủ. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều

Truyện Kiều

Lược truyện Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều
Sau khi nêu thuyết Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen, tác giả đã thuật lại “trận đòn” mà Trời xanh đã dành cho Thúy Kiều suốt 15 năm. Trận đòn lịch sử ây có thể chia làm 3 giai đoạn: Gặp gỡ duyên đầu: Đời Gia Tĩnh nhà Minh, nhà họ Vương ở Bắc Kinh đang sống hạnh phúc với hai cô con gái Thúy Kiều, Thúy Vân và con trai út là Vương Quan. Tất cả đều tài sắc và hiền hậu. Nhân ngày hội Đạp Thanh, cả ba chị em gặp Kim Trọng tại mộ nàng kì nữ Đạm Tiên, cả hai đều có cảm giác:

Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tĩnh trong như đã mặt ngoài còn e.

Về nhà, Thúy Kiều nằm mộng thấy Đạm Tiên báo trước cho biết nàng phải chịu 15 năm lưu lạc. Sau đó, Kim Trọng tìm đến gặp Kiều, trao lại chiếc thoa nàng vô ý đánh rơi. Từ đó, hai người hẹn hò gặp gơ, yêu thương nhau, rồi đi đến chuyện thề ước “Đinh ninh hai miệng một lời song song”. Được ít lâu, Kim Trọng phải về Liêu Dương để chịu tang chú...Cuộc đời luân lạc (từ câu 571). Cả gia đình đang hàn thuyên về chuyến mừng thọ “ngoại hương mới về” thì bỗng thấy bọn sai nha:

Người nách thước, kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. xông vào bắt tra khảo Vương Ông và Vương Quan, “sạch sàng sanh vét cho đầy túi tham”. Hỏi chuyện tai biến mới biết có thằng bán tơ vu họa. Được quan lại già họ Chung bảo có thể:


Tính bài lót đó luồn đây,
Có ba trăm lạng việc này mới xong.
Kiều quyết bán mình để chuộc cha và em. 

Kiều được một bà dắt mối đưa Mã Giám Sinh đến, hắn giở trò lừa gạt hằng lễ cười đơn sơ. Trước khi theo hắn về Lâm Tri, Kiều xin em gái Thúy Ván kết nghĩa vơi Kim Trọng. Lòng nghi ngờ họ Mã, nhưng khi về tới Lâm Tri, gặp Tú Bà thì nàng mới vỡ lẽ. Sau khi nghe Kiều kế lại chuyện những ngày qua với Mã Giám Sinh, Tú Bà đã nổi tam bành lên:

Này này sự đã quả nhiên,
Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi!

Thúy Kiều bị mụ mắng nhiếc thậm tệ, định “phải làm cho biết phép tao!” thì Kiều rút lưỡi dao nhỏ giấu trong tay áo toan tự tử. Mụ hốt hoảng cứu chữa, dỗ dành rồi đưa nàng đến lầu Ngưng Bích an dưỡng. Mụ lập kế cho Sở Khanh dụ Thúy Kiều bỏ trốn, cho gia nhân đuổi theo bắt được. Một lần nữa Kiều bị mụ hành hạ một trận đòn thù, hành hạ cho đến nỗi Kiều phải thốt ra:

Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa.

Thế là Kiều chấp nhận sống ở lầu xanh lần thứ nhất, đành chấp nhận sống bằng nghề “tiếp khách”, đưa người cửa trước rước người cửa sau. Trong số khách làng chơi thường lui tới lầu xanh có Thúc Sinh, con nhà buôn tiêu tiền như nước, đã có vợ là Hoạn Thư. Thúc Sinh mê Kiều nên đã chuộc nàng đưa về nhà cha ở tạm. Thúc Ông, cha của Thúc Sinh không bằng lòng bèn đi kiện. Quan xử cho Thúc Sinh và Kiều được đoàn tụ. Kiều khuyên Thúc Sinh về nhà nói rõ lòng mình với Hoạn Thư để thu xếp cho nàng làm thiếp. Nhưng Thúc Sinh ham mê tửu sắc mà lại yếu hèn, sợ vợ nên không dám nói với Hoạn Thư lời nào. Hoạn Thư dò la biết đích xác Thúc Sinh có vợ bé, bèn sai gia nhân lập kế đốt nhà, bắt cóc Kiều đem về rồi tổ chức tiệc rượu bắt Kiều đánh đàn cho vợ chồng Hoạn Thư nghe để trả thù. Đang trong tâm trạng tán hoán tê mê, Kiều đành phải vâng lời...

Bốn dây như khóc như than,
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
Cùng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.

Sau khi hả giận, Hoạn Thư cho Kiều ra tu ở Quan Âm Các. Nhưng Thúc Sinh lại lén tìm gặp. Lo sợ trước thủ đoạn của Hoạn Thư, Kiều đã trốn đi. Kiều đến ngôi chùa mới gặp Vãi Giác Duyên. Vãi lo ngại vì Kiều lấy chuông khánh mang theo nên dẫn Kiều sang lánh nạn ở nhà Bạc Bà. Bạc Bà cũng là một mụ buôn gái, lừa gả nàng cho cháu là Bạc Hạnh. Bạc Hạnh đem nàng đến Thai Châu. Tại đây, Thúy Kiều phải vào lầu xanh lần thứ hai. Được ít lâu, Kiều gặp Từ Hải. Hai người yêu thương nhau, Từ Hải bỏ tiền chuộc Kiều, lừ lúc ấy

Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phi nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưởi rồng.

Họ Từ đang là “khách biên đình, bốn bể không nhà”, chàng ra đi, quyết chí lập nên sự nghiệp. Năm sau, Từ Hải sai quân đón Kiều về làm áp trại phu nhân. Thúy Kiều được chồng tạo dịp báo ân cho Thúc Sinh, Vãi Giác Duyên, tha tội cho Hoạn Thư. Những kẻ như Bạc Bà, Bạc Hạnh, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Ưng Khuyển đều phải chịu cảnh:

Máu rơi thịt nát tan tành,
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.

Thấy họ Từ “nghênh ngang một cõi biên thùy ”, triều đình bèn sai quan Tổng đốc Hồ Tôn Hiến cất quân đánh dẹp. Biết Từ là đấng anh hùng nên Hồ Tôn Hiến không dùng binh mà dùng mưu chiêu hàng, lại cho người đút lót, hứa hẹn với Kiều. Kiều vì muốn được yên thân, về quê nên khuyên Từ ra hàng. Lúc đầu, Từ Hải không chịu vì biết rằng “Bó thân về với triều đình, - Hàng thần lơ láo phận mình ra chi”, nhưng về sau Từ Hải chịu quy hàng, không chú ý đến việc đề phòng. Họ Hồ một mặt tổ chức lễ giải binh quy hàng, một mặt ra lệnh quân lính tập kích. Họ Từ chẳng ngờ mưu kế cửa kẻ tiểu nhân nên ngơ ngác giữa vòng vây cung kiếm nhưng vẫn “tử sinh liều giữa trận tiền”. Khi loạn quân dắt Kiều đến nơi thì:

Trong lòng tên đá bời bời,
Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ.

Sau khi Từ Hải chết, Hồ Tốn Hiến mở tiệc khao quân, bắt Kiều đánh đàn, dâng rượu. Sáng hôm sau, tỉnh ra, họ Hồ sợ tai tiếng nên ép gả nàng cho “người thổ quan”. Kiều theo “thổ quan” lên thuyền, tới sông Tiền Đường trước khi đến quê của thổ quan, Kiều nhớ lại lời của Đạm Tiên nên nhảy xuống sông tự trầm. Sư Giác Duyên, sau khi chứng kiến cảnh báo ân. trả oán của Kiều, trên đường vân du gặp Tam Hợp Đạo Cô. Được Tam Hợp tiên tri báo cho biết nên sư Giác Duyên đã đến sông Tiền Đường vớt và cứu được Kiều đem về cùng sống ở chùa. Đoàn viên (từ câu 2.741): Kim Trọng về Liêu Dương hộ lang chú xong trở lại Bắc Kinh thì Kiều đã trên đường luân lạc. Chàng nghe lời ông bà họ Vương kết duyên cùng Thúy Vân, chăm lo đèn sách. Ít lâu sau, cả Kim Trọng và Vương Quan đều thi đồ và được bổ ra làm quan. Kim Trọng tìm và nghe dược tung tích Kiều tự vẫn ỏ sông Tiền Đường nên đã lập đàn tràng giải oan. Sư Giác Duyên đến và thấy tên trên linh vị. Sư đưa cả nhà về chùa nhận diện. Trong bữa tiệc mừng, cả gia đình nài nỉ Kiều kết lại duyên xưa, nàng khéo léo lừ chối và xem chàng như bạn bè. Nể lòng Kim Trong, nàng so dây đánh dàn cho chàng nghe lần chót. Lấn này thì:

Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trầm cao tháp, tiếng huyền gần xa.

Sau đi, nàng thề cuốn dây, kết thúc cuộc đời bạc mệnh. Kết thúc truyện là đoạn thơ giâi quyết luận đề đã nêu ỏ đầu truyện. Tài mệnh tương hay duyên nghiệp phải trả là chuyện đã được sắp đặt. Thế nhưng theo giáo thuyết nhà Phật:

Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng hai chữ tài.

Điều ấy cũng có nghĩa là con người có thể đổi thay duyên nghiệp của mình bằng Tâm Thiện và Hành Thiện. Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều

 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tác phẩm. Chúc các bạn đạt điểm cao !

shoppe