Đăng ký

Bàn về giá trị hiện thực và tố cáo Truyện Kiều của Đặng Thai Mai

2,820 từ

A. ĐỀ BÀI: Bàn về giá trị hiện thực và tố cáo của Truyện Kiều, Đặng Thai Mai nhận xét: Truyện Kiều là một bản cáo trạng bằng thư, bằng hình tượng nghệ thuật, để bộ lộ tất cả cái thối tha của chế độ phong kiến đang sa đọa trên con đường tan rã. (Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều - Tập 1 Đại học Sư phạm, số 3 tháng 8,9 năm 1995)
Bằng những hiểu biết của em về Truyện Kiều hãy chứng minh nhận định trên.

B. BÀI LÀM
Truyện Kiều, tác phẩm chính của nhà thơ thiên tài Nguyễn Du là ngôi sao sáng nhất trong nền văn chương cổ điển Việt Nam. Nó có giá trị hiện thực sâu sắc tưởng nhân đạo trong sáng và hình thức nghệ thuật đạt đến những thành tựu rực rỡ toàn diện vô song trong thơ cổ điển Việt Nam.
Dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn đã sáng tạo nên một kiệt tác đậm đà tính dân tộc và tính nhân dân ở nhiều phương diện. Đã có nhiều ý kiến, nhiều nhận xét khác nhau về những phương diện khác nl của Truyện Kiều. Sau đây là ý kiến Đặng Thai Mai khi nhận xét về giá trị hiện tl tố cáo trong Truyện Kiều: Truyện Kiều là một bản cáo trạng hằng thơ, hằng h tượng nghệ thuật, để bộc lộ tất cả cái thối tha của chế độ phong kiến đang trên con đường tan rã. (Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Tru Kiều - Tập san Đại học Sư phạm, sô' 3 tháng 8,9 năm 1995)
Đúng vậy, Truyện Kiều đã mô tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát, đã tố cáo, phản kháng và phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn, bất công chà đạp vận mệnh con người.
Nguyễn Du sống trong một thời đại bão táp, một thời dại mà chê độ ph( kiến quằn quại trong cơn hấp hối, đưa nước ta vào một tấn bi kịch thê thảm. T đại Nguyên Du nổi bật lên ba sự kiện lịch sử chính: cơn bão táp khởi nghĩa nhân dân bốc cao, kết thúc bằng phong trào khởi nghĩa Tây Sơn oanh liệt: Chiến th; Đông Đa lừng lẫy của Quang Trung đánh tan hai mươi vạn quân xâm lược phong kiến Mãn Thanh; sự thắng lợi của thế lực phong kiến phương Bắc phản động. Nguyễn Du đã chứng kiến sự mục nát, suy vong của chc độ phong kiến thời Lê Mạt, chứng kiến đời sống xa hoa, đồi truy của bọn phong kiến, nhât là cl Trịnh. Tâm hồn Nguyễn Du đã xao động trước cảnh điêu linh, loạn lạc của nl dân do chiến tranh liên miên của hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn.
Nguyễn Du cũng đã sống nhiều năm long đong vất vả sau thời gian mưu cho Tây Sơn không thành, đã nếm mùi cay đắng của cảnh không có cơm ăn, áo n ốm đau không thuốc uống. Những lúc đó, Nguyễn Du thây:
... Những kẻ nằm cầu gối đất
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi
Thương thay cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan.
Thời đại và cuộc sống bản thân đã giúp người nghệ sĩ tạo nên những bức tr buồn thê thảm về xã hội phong kiến suy tàn trong Truyện Kiêu. Với trái tim người nghệ sĩ bị sóng gió cuộc đời vùi dập, với lương tri của một con người thường phẫn nộ trước thói đời vô nhân bạc nghĩa, cuộc sống được mô tả trong Truyện Kiều là một vực thẳm tối tăm, ngột ngạt, bọn thống trị được khắc họa trong Truyện Kiều là những tên tàn ác, bất nhân.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du ghét cay ghét đắng các thứ quan lớn, quan nhỏ, ghét từ đám sai nha bắng nhắng, hách dịch, tàn ác đã ập đến nhà họ Vương như một đám ruồi xanh đen với ông tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến tuy nói kinh luân gồm tài nhưng không có tài nào khác ngoài cái tài phản trắc và dâm ô.
Trước hết là tên quan xử án Vương ông. Hắn đã nghe theo một lời vu oán, cho bọn sai nha đầu trâu mặt ngựa đến đánh đập Vương Ông, Vương Quan và vét sạch của cải gia đình họ Vương. Thậm chí, hắn còn bắt giam cả cha và em trai Thuý Kiều. Ngay cả một kẻ sai nha lại dưới quyền hắn cũng trâng tráo nói thẳng ra rằng:
Tính hủi lót đó luồn đây
Có hai trăm lạng, việc này mới xuôi
Nguyễn Du đã khái quát bản chất tham nhũng, pháp lí bất công của chính quyền phong kiến:
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền
Hai nửa có thể kể đến tên quan xử vụ Thúc Ông kiện Thúy Kiều. Hắn buộc phải chọn một trong hai con đường:
Một là cứ phép gia hình
Hai là lụi cứ lầu xanh phó về
Tất nhiên Kiều chọn con đường thứ hai. Hắn liền sai tay chân đánh Kiều. Chỉ sau khi biết Kiều có tài hắn mới xử cho đoàn tụ với Thúc Sinh. Lôi xử kiện tùy tiện ấy nhất định còn gây ra nhiều oan khổ cho người dân
Truyện Kiều còiì dựng lên hình ảnh một gia đình quan lại sống xa hoa thừa thãi và cũng hốt sức độc ác. Hoạn Thư đã nghĩ ra mưu cơ đốt nhà, bắt cóc, cướp Kiều đem về cho mẹ ngược đãi rồi bày ra cảnh gặp gỡ éo le chua xót giữa Kiều và Thúc Sinh để dày vò Kiều:
Vợ chồng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi
Bắt khoan bắt nhặt đến lời
Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay
Hoạn Thư thật đúng là một cò tiểu thư con quan Lại Bộ, tuy thông minh sắc sảo có thừa nhưng cũng có cái phũ phàng tàn nhẫn thâm hiểm của con nhà quý tộc: 
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao
Đặc biệt Nguyễn Du đã phê phán kịch liệt Hồ Tôn Hiến, tên quan tiêu biểu cli cả hệ thống quan lại. Hồ là con người tráo trở và độc ác. Hán sợ Từ Hải, nhờ Kiều dụ Từ ra hàng rồi lừa Từ vào chỗ chết:
Hồ Công quyết kế thừa cơ
Lễ tiên, hình hậu, khắc cờ lập công
Kéo cờ chiêu phủ tiên phong
Lễ nghi dâng trước hạc đồng phục sau
Giết chồng, cướp vợ, bản chất tàn bạo, dám ô đó của hắn dược Nguyễn Du miêu tả bằng một nét bút biếm hoạ sắc sảo lạ thường:
Nghe càng đắm, ngắm càng say
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình
Bên cạnh bọn quyền thế này là một lũ lưu manh từ bọn chuyên nghề buôn bán người đến bọn Khuyển Ưng, Khuyển Phệ nhà họ Hoạn, tất cả chỉ biết có tiền. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn tàn nhẫn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà sống bằng nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm, lừa đảo, phản trãi Khuyển Ưng vì tiền mà đốt nhà, cướp người, lao vào tội ác. Đồng tiền có sức khuynh đảo cả xã hội:
Trong tay đã sẵn đồng tiền 
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì
Tóm lại, Truyện Kiều đã vẽ nên một bức tranh xã hội có sức tố cáo mãnh liệt chế độ phong kiến tàn bạo với bầy lang sói khủng khiếp đã xô đẩy, chà đạp người phụ nữ có nhân phẩm, có tài, có sắc vào cuộc sống ba chìm bảy nổi, và giết chết một tài năng trí dũng có thừa.
Truyện Kiều là một tác phẩm văn học vĩ đại, một bức tranh hiện thực tuyệt vời về những đau khổ của con người dưới chế độ phong kiến suy tàn, và là lời phá kháng, bản cáo trạng chông bọn thống trị đương thời. Đó cũng là tiếng nói của một tâm hồn cao cả, tiếng đập của một trái tim lớn đầy tình nhân đạo, đau xót vì số phận con người. Tuy nhiên 'Truyện Kiều còn rơi vào tư tưởng định mệnh. Những hạn chế của Nguyễn Du về mặt tư tưởng không thể làm giảm sút sự rung động của một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.

Xem thêm >>> Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều

Trên đây là bài viết bàn luận về giá trị hiện thực và tố cáo trong Truyện Kiều - Nguyễn Du dưới góc độ nhận xét của Đặng Thai Mai. Hãy để lại những comment thắc mắc cũng như ý kiến đóng góp ở phía bên dưới nhé!