Đăng ký

Phân tích phú sông bạch đằng

1,623 từ

Phú song bạch đằng là tác phẩm được viết theo thể phú là kiệt tác của một nhà văn chính trị quan trong ở đầu thế kỉ XIV - Trương Hán Siêu. Sau đây, hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm qua bài phân tích phú sông bạch đằng

Kết quả hình ảnh cho phú sông bạch đằng

Sông Bạch Đằng

Phân tích phú sông bạch đằng

I. Phân tích nhân vật 

  1. Nhân vật "khách"

   Đây là nhân vật có khát vọng tìm hiểu lịch sử dân tộc qua các chuyến đi về những miền đất nổi tiếng trong lịch sử. Khách muốn cảm nhận lịch sử trong không gian thực tế nơi đã từng diễn ra những sự kiện lịch sử vĩ đại. Tính mục đích,, định hướng của những chuyến viễn du ấy được tập trung làm rõ qua việc liệt kê những địa danh lịch sử mà Tư Mã Thiên đã đi ua, qua những địa danh Việt Nam như Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng và kết thúc bằng hình ảnh khách trầm ngâm đầy cảm xúc trước cảnh vắng lặng như vô tình của dòng sông lịch sử:

Nước trời: một sắc, phong cảnh, ba thu

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu

Thương nỗi anh hùng đâuu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu

   Lời ca của "khách" tiếp nối lời ca của "các bô lão" ở cuối bài phú là sự khái quát cao nhất tư tưởng triết lí của toàn tác phẩm: đạo đức của người lãnh đạo là sự bảo đảm cho chiến thắng và quốc thái dân an. Đạo đức của người lãnh đạo là sự bảo đảm cho chiến thắng và quốc thái dân an. Đạo đức của người lãnh đạo ở đây thực chất là chủ nghĩa nhân dân, quan tâm đến dân, bảo vệ dân, đoàn kết được nhân dân. Đó là triết lí sâu sắc, là giá trị lâu bền của bài phú, ngay cả trong hoàn cảnh xã hội hiện đại, tư tưởng này vẫn có ý nghĩa thời sự. Hình tượng trong lười ca cũng rất đẹp: hai vị vua Trần đã lấy dòng sông rửa sạch giáp binh, đem lại hòa bình cho đất nước. Thơ Đỗ Phủ có câu:

An đắc tráng sĩ vãn thiên hà

Tĩnh tẩy giáp binh trường bất dụng

Ước mơ đó, hai vị vua đời Trần đã thực hiện được. Việc dẫn ý thơ Đỗ Phủ trong bài phú là rất đắc địa, khiến cho lời thơ súc tích. diễn tả cảm xúc tự hào dân tộc.

  2. Nhân vật "các bô lão"

   Nhân vật "các bô lão" bên sông có ý nghãi rất quan trọng. "khách" đến từ nơi khác nên cần lời kể của những người cao tuổi là dân sở tại như là những người đã chứng kiến hoặc đã nghe được từ các bậc tiền bối chứng kiến về những chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng. Như thế, hình tượng "các bô lão" địa phương tạo nên một sự tin cậy, tính xác thực cho câu chuyện về lịch sử. Đó không phải là tưởng tượng mà là sự thwujc được kể lại bởi chính những người già, những chứng nhân lịch sử. 

   "Các bô lão" đi ngay vào nội dung chính của lời kể: "Khách" đang đứng trên mảnh đất đã từng diễn ra những sự kiện lịch sử hào hùng:

Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao

  Sau đó các bô lão kể lại không khí lịch sử bằng những hình tượng mang tính sử thi hào hùng: so sánh với các trận đánh quân tào ở Xích Bích, hay phá giặc Bồ Kiên trong trận Hợp Phì; miêu tả không gian vũ trụ của những trận đánh: ánh nhật nguyệt phải mờ, đất trời như sắp sụp đổ.

  Những lời bình của các bô lão cũng đem lại tính khách quan của triết lí lịch sửu, của bài học mà tác giả muốn đưa vào bài phú. Trên thực tế của các chiến thắng lịch sử vang đội, chính các cụ - những người dân - đã rút ra kết luận về các nhân tố làm nên chiến thắng: sự ủng hộ của trời, thế đất hiểm trở và vai trò của anh hùng hào kiệt. 

   Lời ca của "các bô lão" vừa có tính hình tượng đẹp, lại có tính chất khái quát sâu sắc. Dòng sông Bạch Đằng cuồn cuộn chảy cũng là biểu tượng của lịch sử, của thời gian. Thời gian nghiệt ngã sàng lọc mọi giá trị của dòng sông cuốn trôi mọi rác rưởi. Chỉ có những giá trị chân chính mới tồn tại lâu bền với thời gian. 

II. Đặc điểm về nghệ thuật 

   1. Kết cấu bài phú được chia thành 4 đoạn rõ ràng

      + Đoạn 1: (từ đầu đến "dấu vết luống còn lưu") Giới thiệu nhân vật "khách"

      + Đoạn 2:: (tiếp đến "nghìn xưa ca ngợi"): Giới thiệu nhân vật "các bô lão" và lời kể của "các bô lão"

      + Đoạn 3: (tiếp đến "chừ lệ chan") Nói về nguyên nhân chiến thắng

     + Đoạn 4: còn lại : là phần lời ca của "các bô lão" và "khách"

    2. Ngôn ngữ

       Câu văn trong văn phú thường đối xứng về ý và thanh điệu nhằm tạo nên nhạc tính và ngữ nghĩa dồi dào cho tác phẩm. Các cặp đối xứng ở đây thường không tương phản về nghĩa mà chủ yếu là bổ sung nghĩa cho nhau để miêu tả toàn diện đối tượng

     Đây là nơi chiến địa buổi Trung Hưng nhị thánh bắt Ô Mã

     Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao

     Về vần, bài phú có sự thay đổi về vần tạo nên sự phong phú, mới mẻ về âm điệu. Tuy nhiên, vần trong nguyên tắc đều là vần chân và vần lưng. Do đó, nhạc điệu của abnr dịch bài phú cũng có nét đặc sắc riêng. 

 

 

Mong rằng bài viết phân tích phú sông Bạch Đằng sẽ giúp bạn hiểu thêm về tác phẩm!

shoppe