Đăng ký

Kiến thức cơ bản về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu

5,280 từ

1. Cuộc đời và sự nghiệp
-              Trương Hán Siêu (? - 1354) có tên tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, Yên Ninh (nay thuộc Ninh Bình).
-              Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, làm quan trong nhiều triều đời Trần. Khi mất, ông được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó và được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội).
-              Tinh tình ông cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
2.            Đặc trưng của thể phú
-              Phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời,...
-              Thể phú có bốn loại: cổ phú, bài phú, luật phú, văn phú. cổ phú là phú có trước thời Đường, có vần, không nhất thiết có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ. Thông thường một bài phú gồm có bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
-              “Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu làm theo lối phú cổ thể, một loại phú có trước thời Đường, tuy có vần nhưng câu văn tương đối tự do, không bị gò bó vào niêm luật, không nhất thiết có đôi, cuối bài thường được kết lại bằng thơ. Trong bài phú này, người dịch đã cố gắng giữ nguyên điệu, duy chi hai bài ca cuối bài lại được chuyển sang thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc.
3.            Sông Bạch Đằng
- Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, gần Thủy
Nguyên, Hải Phòng, nơi đã từng ghi dấu chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Trong đó đáng nhó oL.il Lí trận thủy chiến vào năm 938 Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, giết tướng giặc Lưu Hoàng Thao và chiến dịch năm 1288, Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan quân Nguyên - Mông, bắt sống Ô Mã Nhi.
-              Sông Bạch Đằng vì thế trở thành một đề tài lịch sử trong văn chương Việt Nam từ xưa đến nay: Bạch Đằng giang (Trần Minh Tông), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Bạch Đằng giang (Nguyễn Sưởng), Bạch Đằng hải khẩu (Nguyễn Trãi), Hậu Bạch Đằng giang phú (Nguyễn Mộng Tuân),...
4.            Bài phú có các cuộc đối thoại của những nhân vật
-              Nhân vật "khách", sự phàn thân của tác giả.
-              Nhân vật tập thể, các bô lão địa phương, những người đại diện cho nhân dân ven sông Bạch Đằng mà "khách” gặp trên đường vân cảnh, người kể lại và bình luận chiến tích trên sông Bạch Đằng.
5.            Nhân vật “khách"
a.            “Học Tử Trường" tiêu dao đến sông Bạch Đằng
-              Nhân vật "khách” tỏ ra là người đi nhiều (“giương buồm giong gió", “lướt bể chơi trăng", “sớm gõ thuyền", “chiều lần thăm", “nơi có người đi nơi nào chẳng biết", "qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều", “đến sông Bạch Đằng").
-              Người biết nhiều (“Nguyên Tương”, "Vũ Huyệt”, "Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt”, “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm”).
-              Người có tâm hồn rộng mở và đặc biệt có tráng chí cao cả (“tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết", "học Tủ Trường",...), luôn muốn làm giàu vốn tri thức cho tâm hồn mình.
-              Bởi vậy, khách "học Tử Trường”, một nhà sử học lớn của Trung Hoa để đến sông Bạch Đằng, một nơi từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt vang dội của dân tộc.
b.            Mục đích dạo chơi phong cảnh
-              “Khách" dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà qua đó còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, làm giàu vốn tri thức: cho tâm hồn mình.
c.             Tráng chí của khách
- Thể hiện ở tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao (“Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết"; "Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều, - Mà lòng tráng chí bốn phương vẫn còn tha thief).
- Thể hiện qua hai loại địa danh:
+ Những địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc. Đây là những nơi mà tác giả “đi qua” bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng của một người có trí thức, có "tráng chí bốn phương”.
-» Những địa danh của đất nước Việt Nam với không gian cụ thể: của Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. Đây là những nơi có thực, cụ thể của đương thời, đang hiện ra trước mắt, được khách nhìn thấy trực tiếp.
d.            Sóng Bạch Đằng qua cái nhìn của khách
-              Sông Bạch Đằng được nhắc tới vời những địa chỉ cụ thể: cửa Đại Than, bên Đóng Triều, sông Bạch Đằng. Dày là những hình ảnh thực, cụ thể của đương đại, đang hiện ra trước mắt, được khách nhìn thấy trực tiếp và kể lại.
-              Cảnh hiện lên vừa thật hùng vĩ, hoành tráng, they mộng ("Bát ngát sóng kình muôn dặm", "thướt tha đuôi trĩ một màu", "Nước trời: một sắc, phong cảnh ba thu"), vừa mang màu sắc ảm đạm, hiu hắt, in đầy dấu ấn của lịch sử oanh liệt của quá khứ ("bờ lau san sát, bến lách đìu hiu, sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô").
e.            Cảm xúc của khách khi đến sông Bạch Đằng
-              Tràn đầy niềm vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng của Tổ quốc ("Bát ngát sóng kình muôn dặm, / Thướt tha đuôi trĩ một màu / Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu").
-              Tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công oai hùng của dân tộc (“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu / Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô").
-              Đau buồn, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu trước dòng thời gian lưu chuyển ("Buồn vì thảm cảnh, đứng lặng giờ lâu / Thương nỗi anh hùng", “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu").
-              Thể hiện tâm hồn phong phú, nhạy cảm và hết sức sâu sắc của khách.
6.            Nhân vật “bô lão”
a.            Thực và hư cấu
-              Nhân vật tập thể các bô lão địa phương có thể là thật. Đấy là những người dân ven sông Bạch Đằng mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh.
-              Cũng có thể nhân vật này chi có tính hư cấu, là tâm tư tình cảm của tác giả hiện thành nhân vật để qua cuộc gặp gỡ, đối thoại của họ với nhân vật "khách’’, tác giả bộc lộ hết những suy nghĩ và cảm xúc của mình trước cảnh sông Bạch Đằng.
b.            Các bô lão muốn nói gì với khách
-              Sông Bạch Đằng, nơi khách và các bô lão đứng là vùng chiến địa.
-              Tại đây đã ghi dấu các chiến công vang dội trong lịch sử "buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã" (vừa diễn ra); "Ngô chúa phá Hoằng Thao" (xưa - “thuở trước").
c.             Các bô lão đà kể với khách những chiến công “buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt ô Mã”
-                 Diễn biến chiến thắng trên sông Bạch Đằng thời Trần:
+ Ban đầu, ta xuất quân với khí thế hào hùng ("Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới - Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”). Còn quân giặc cũng ra oai ("Những tưởng gieo roi một lần - Quét sạnh Nam bang bốn cõi").
+ Tiếp đến, trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt: "được thua chứa phân", “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ - Bầu trời đất chừ sắp đổi". Trong đó ta với lòng yêu nước, với sức mạnh chính nghĩa, còn kẻ thù “thế cường” với bao mưu ma chước quỷ. Đó là một trận thủy chiến kinh thiên động địa.
+ Cuối cùng quân ta chiến thắng, còn giặc "hung đồ hết lối", chuốc nhục muôn đời.
-              Khẳng định ý nghĩa lịch sử của chiến thắng:
+ Quân dân ta chiến thắng vang dội kẻ thù vì có chính nghĩa.
+ Kẻ thù thảm bại nhục nhã là vì chúng phi nghĩa, nỗi nhục này thật lớn và sẽ không bao giờ rửa nổi ("nước sông... chảy hoài - Mà nhục quân thù khôn rửa nổi").
d.            Các hình ảnh, điển tích được các bô lão sử dụng
-              Khi kể về chiến công của quân dân đời Trần, các bô lão đã dùng các hình ảnh mang tính chất khoa trương ("ánh nhật nguyệt... phải mờ", "bầu trời... sắp đổi", “tan tác tro bay", hoàn toàn chết trụi"), các điển tích quen thuộc trong thơ văn trung đại ("gieo roi", "Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay - trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi”).
-              Những hình ảnh và điển tích này rõ ràng không phù hợp với sự thực lịch sử, nhưng được tác giả sử dụng theo thi pháp nghệ thuật thời trung đại, và qua đó nói lên tầm vóc hoành tráng, sự oai hùng của các chiến công giữ nước của dân tộc.
e.            Thái độ của các bô lão
-Với khách, các bô lão tỏ ra nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách ("hỏi ý ta sở cầu", “vái ta mà thưa rằng").
-              Với chiến công của ta tại sông Bạch Đằng, các bô lão tỏ ra hết sức tự hào, tràn đầy cảm hứng ca ngợi.
g. Nhận xét về lời kể của các bô lão:
-              Giọng điệu tự hào, đầy cảm kích.
-              Lời kể không dài dòng, súc tích, cô đọng, nhưng vẫn gợi lại được diễn biến, không khí của trận đánh.
-              Sử dụng câu thơ linh hoạt, đủ sức tạo nên nhịp điệu, giọng điệu cho lời kể: những câu thơ dài, dõng dạc gợi không khí trang nghiêm ("Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã - Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao"); những câu thơ ngắn gọn, sắc sảo, dựng lên khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp (“Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới - Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói").
-              Sử dụng cách diễn đạt ước lệ, khoa trương để dựng lên những hình ảnh thơ lì vĩ, mang tầm vóc đất trời, sử dụng thú pháp đối lập (ta / địch, nhật nguyệt mờ / trời đất đối) dế làm tăng giá trị biểu cảm.
h. Những suy ngẫm, bình luận của các bô Lão
-              Chi ra nguyên nhân ta thắng, địch thua:
+ Ta tháng vì đất nước ta tồn tại từ ngàn xưa, Trời lại cho ta đất hiểm (thiên thời, địa lợi), song quan trọng hơn cả là ta "nhân tài giữ cuộc điện an": ta có tướng giỏi, biết nắm chắc thời thế, binh pháp ("đại nương coi thế giặc nhàn"), cớ chính nghĩa với “cốt mình đức cao" (nhân hòa).
+ Địch thua vì "bất nghĩa tiêu vong".
-              Khẳng định chiến thắng có được là không chỉ do thiên thời, địa lợi mà coi yếu nhất là nhàn hòa, là do đức lớn của con người.
-              Khẳng định chân lí: bất nghĩa (như Lưu Cung) thì tiêu vong, anh hùng chính nghĩa (như Ngó Quyền, Trần Hưng Đạo) thì lưu danh thiên cổ. Đấy cũng là một chân lí vĩnh hằng, bất biến và tự nhiên như "luồng to sóng lớn tuôn về biển Đông" đêm ngày.
7.            Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả viết "Đến bên sông chừ hổ mặt / Nhớ người xưa chừ lệ chan”?
-              Đấy chính là sự hổ thẹn cao quý của những nhân cách muốn vươn đến những tầm cao anh hùng, luôn thấy mình cần noi gương người xưa, và luôn khiêm tôn cảm thấy mình chưa xứng đáng với người xưa.
-              Đấy cũng chính là nỗi nhớ về quá khứ huy hoàng mà người xưa đã từng tạo ra, nhưng giờ đây cảnh vẫn còn đấy, nhưng người anh hùng ngày nào đã vắng bóng. Đây cũng là một kiểu cảm hứng quen thuộc trong thơ ca cổ: nhìn cảnh nhớ người xưa.
8.            Tiếp lời của các bô lão, khách đã có những lời ngợi ca:
-              Ca ngợi sự anh minh của "hai vị thánh quân", đồng thời ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng lịch sử, nơi nhiều lần đánh thắng quân xâm lược, đem lại nền thái bình muôn đời cho đất nước.
-              Biện luận, khẳng định chân lí: trong hai yếu tố “địa linh, nhân kiệt” thì yếu tố nhân kiệt có ý nghĩa quyết định.
9.            Ý nghĩa của những lời ca cuối của khách
-              Khẳng định truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và sự bền vững muô/1 dời của dân tộc.
-              Khẳng định chân lí về sức mạnh của chính nghĩa và con người.
-              Từ đấy vừa thể hiện niềm tự hào dân tộc, vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.  
10.          Tại sao nói “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm tiêu biểu của bộ phận văn học yêu nước thời Lí - Trần?
-              Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc - tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam.
-              Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.
11.          "Phú sông Bạch Đằng” là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại
Bởi vì tác phẩm này có những giá trị nghệ thuật đặc sắc như sau:
-              Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn.
-              Bố cục chặt chẽ.
-              Lời văn linh hoạt.
-              Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí.
-              Ngôn từ vừa trang trọng, tráng lệ, vừa lắng đọng, gợi cảm.

Xem thêm >>> Tìm hiểu tác phẩm nối oán của người phòng khuê (Khuê oán) của Vương Xương Linh

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã giới thiệu cơ bản về tác phẩm "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe