Hãy chứng minh nhân vật khách cũng chính là cái tôi tác giả
Mở đầu tác phẩm, nhân vật khách xuất hiện với đặc điểm nổi bật của tính cách: phóng khoáng, hào mại. Khách rất ham du ngoạn: gương buồm giong gió. Lướt bể chơi trăng: sớm thả thuyền ở Tiêu Tương, chiều đã đến thăm Vũ Huyệt. Gót giang hồ đã đi khắp:
Cửu giang, Ngũ hồ, Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mông chứa vài trăm trong dạ cùng nhiều.
Nhưng, tráng chí vẫn còn chưa thỏa: “Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.
Ở tiểu đoạn này bằng những hình ảnh không gian to rộng: biển lớn (Gương buồn, giọng gió, lướt bể chơi trăng), sông hồ (Ngủ Hồ, Nguyên. Tương), những vùng đất nổi tiếng (Tam. Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng)-, bằng những động từ thể hiện động tác mạnh: thôn (nuốt), quải (treo), thám (thăm)-, bằng số từ số bách, số nhiều, đi liền với cách diễn tả thời gian chuyển tiếp nhanh: sớm, chiều, và cả cách nói khẳng định: Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, tác giả đã khắc họa rõ nét tính cách ưa hoạt động, có tráng chí, sôi nổi, ham hiểu biết của khách. Tất cả những điều đó tạo nên sự khác biệt trong những cuộc chơi của khách - một con người hành động, nhập cuộc khác với các cuộc nhàn du của các bậc ẩn sĩ, lánh đời. Những cuộc đi của khách không chỉ đề tìm thi liệu mà còn để bồi bổ tri thức vì những trang sử nước nhà như một Tử Trường (Tư Mã Thiên).
Trở lên là nói về tráng chí, hoài bão và sự lịch duyệt, phần tiếp theo tác giả sẽ mô tả một cuộc du ngoạn cụ thể: cuộc chơi sông Bạch Đằng. Khác với cách miêu tả ở đoạn trên chủ yếu là tổng quát, ước lệ, không gian, thời gian đã tượng trưng hóa, ở đoạn này tác gia đi vào tả cảnh thực. Đó là: một không gian cụ thể (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng, bài chiến trường xưa)', một thời gian được chỉ định rõ: tháng chín (ba thu), và một phong cảnh cụ thể: nước trời, một sắc, bờ lau san sát, bến lách đìu hiu, cùng những dấu vết của chiến trường được diễn tả một cách hình tượng, sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Phong cảnh Bạch Đằng cũng rất to rộng, hoành tráng song ảm đạm tiêu sắt và khách từ tâm trạng phơi phới, tràn đầy hào khí đã bị sự tác động mạnh của hoàn cảnh tỏ ra một tâm hồn phong phú và nhạy cảm: đứng sững buồn tiếc ngậm ngùi:
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu,
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Như vậy, ở phần một này nhân vật khách được giới thiệu một cách trang trọng, là một nhân vật được khẳng định. Thực ra đó cũng là sự tự khẳng định, tự giới thiệu của chính tác giả: một tâm hồn thơ, một khách hải hồ nhưng đồng thời lại là một kẻ sĩ thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc.