Đăng ký

Phân tích nhân vật ông Tám trong truyện Đất của nhà văn Anh Đức

975 từ

Phân tích nhân vật ông Tám trong truyện Đất của nhà văn Anh Đức

Anh Đức là nhà văn Nam Bộ. Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1962, ông trở lại chiến trường miền Nam. Anh Đức viết huyện Đất vào tháng 3-1964 kể chuyện bà con nông dân xẻo Đước chống phá quốc sách lập ấp chiến lược của Mĩ – nguy, quyết tử giữ làng, giữ từng tấc đất của ông cha, thể hiện một tấm lòng kiên hung với Đảng và cách mạng.

Ông Tám là “một cuốn trong bộ sử biên niên của xứ u Minh Hạ”. Ông đã ngót bảy mươi, thân hình “gân guốc”, là người duy nhất ở xẻo Đước “còn để đầu tóc”.Con người ông là biểu tượng của sức sống và bao phẩm chất tốt đẹp của người nông dân miệt vườn như dũng cảm, mạnh mẽ, dẽo dai, bộc trực, chất phác, và tình nghĩa thủy chung.

Trong hoàn cảnh xẻo Đước bị Mĩ – nguy “đóng thêm bốt, đồng bào bị giặt vây ép gắt gao hơn”, nhưng khi gặp chú Bảy cán bộ, ông Tám đã “ôm chầm lấy”. Và trong bóng tối khi nghe nói đến chuyện mượn xuồng, ông đã sốt sắng bảo: “Được, được cứ việc lấy đi!”. Giữa đêm trừ tịch đó, ông Tám đã không quên bỏ vào dưới sạp phía sau lái xuồng bôn đòn bánh tét lớn và hai gói trà “Thiết La Hán” – món quà Tết đầy tình nghĩa của gia đình ông gửi tặng anh em đang hoạt động bí mật trong cứ.

 Chợ đồng - Nguyễn Khuyến

Khi bọn lính tráng kéo tới “hùng hổ dỡ nhà”, ông Tám nói cho chúng biết “Tôi không đi đâu” rồi ông đem cây mác dài bén ngót ra “phóng cắm giữa nhà”, nói một cách tỉnh khô: “Tôi nói thiệt chứ không phải giỡn đâuMới bước vào sân nhà ông Tám, thằng Đởm nổ súng, “nó kề miệng thổi phù phù vô cây nòng côn 12”, rồi thét “Ai là chủ nhà đây?”

Ông Tám vẫn đi tới khi máu chảy xuống mặt ông vẫn đi tới, mũi mác chĩa lên, thằng đồn trưởng cứ lùi, buông rơi khẩu súng, rú lên bỏ chạy. Và cây búa trong tay anh Hai cần – người con trai ông Tám đã “bay theo”. Đây là cái chết thằng ác ôn, tên giặc đi cướp đất: “Lười búa cắm ngập vô gáy thằng đồn trưởng”, “Nó kêu trời ơi, rồi té sấy hai tay vã xuống nền nhà”.

Truyện Đất của Anh Đức còn mang ý nghĩa là khúc tráng ca Tự do như anh Bảy, một cán bộ kháng chiến nằm vùng khi trở lại Xẻo Đước đã nói: “Tự do như có thể sờ nắm được… Tự do ở bước chân tôi đặt lên con đường đất. Và tự do được đánh dấu chỗ cổng nhà mà ngày trước bọn giặc vẫn thường rậm rịch kéo qua”…

shoppe