Phân tích đoạn truyện "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
A. ĐỀ BÀI: Phân tích đoạn truyện "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" để thấy rõ Lục Vân Tiên đã hành động rất đúng với lí tưởng của mình:
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."
B. PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Thể loại: Phân tích tác phẩm: đoạn truyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" để làm sáng tỏ ý hai câu thơ cho san.
2. Nội dung: Đoạn truyện lăm sáng lên lí tưởng anh hùng của Lục Ván Tien: + Đánh cướp cứu người mắc nạn.
4- Khổng nhận đền ơn của người được mình cứu.
3. Tư liệu: Lấy dẫn chứng từ tình tiết đoạn truyện thơ đã nói.
C. DÀN BÀI
I. MỞ BÀI
Giới thiệu nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ cùng tên là nhân vật thể hiện li tưởng người anh hùng dưới mát nhà thơ Đồ Chiểu:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Đoạn truyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" thể hiện rõ tinh thần vị nghĩa ấy.
II. THÂN BÀI
1. Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người không hề tính toán, do dự:
Trên đường lên kinh đô ứng thi, thấy dân chúng “than khóc tưng bừng” “đều đem nhau chạy”, Lục Vân Tiên dừng bước lại hỏi han. Thấy người lâm nạn không ngoảnh mặt làm ngơ đó là người có tinh thần vị nghĩa.
Khi biết cỏ cướp, Lục Vân Tiên dă quyết định tức khác:
“Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.”
Chàng đá hành động mau lẹ và dứt khoát vô cùng:
ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.”
Bất chấp lời khuyên can của những người dân chạy cướp, hành động của người có tinh thần vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa quên mình).
- Đàng hoàng thách thức bọn cướp, đánh tan “lũ hung đồ' trong phút chốc:
“Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương
Lâu la bốn phía vờ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay
Phong Lai chẳng kịp trở tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong."
Cả gan xông vào chốn hang hùm nọc rắn để đánh tan bọn cướp dữ, cứu người lương thiện đó chính là một hành động vị nghĩa cao cả.
Lục Vân Tiên hành động vì lẽ phải, vì lẽ bằng công bằng ở đời không hề do dự tính toán, không sợ hi sinh. Đó là một hành động vì người khác trong tinh thần “vị nghĩa vong thân”.
- Thấy việc nghĩa là làm. Đó là một quan niệm có tính truyền thống của dân tộc: “Kiến ngãi bất vi vô đồng giả, Lân nguy bất cứu mạc anh hùng" (Thấy việc nghĩa không làm không phải là bậc có dùng khí, Thấy người gặp nguy không CÚI giúp không phải là bậc anh hùng).
2. Lục Vân Tiên không nhận sự đền ơn của Kiều Nguyệt Nga
- Được cứu thoát khỏi cảnh hiểm nghèo, Kiều Nguyệt Nga chân thành bày tỏ ý muốn đền ơn đáp nghĩa:
“Chút tôi liễu yếu đào tơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần
Hà Khê qua đó cùng gần
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng
Gặp đây đang lúc giữa đàng
Của tiền không có, bạc vàng cùng không
Gẫm câu báo đức thù công
Lẩy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi."
- Những lời lẽ chân thành tha thiết bày tỏ lòng biết ơn íy ván không lay chuyển nổi tấm lòng trọng nghĩa của tráng sĩ:
“Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn."
Chàng khẳng khái từ chối cả chiếc trâm mà Kiều Nguyệt Nga trao cho để “cầm làm tin":
“Thưa rằng: Nay gặp tri âm
Xin đưa một vật để cầm làm tin.”
Chang chỉ nhận “một bài thơ giã từ" của nàng:
“Đưa tràm chàng đã làm ngơ
Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ
Vân Tiên ngó lại rằng ừ
Làm thơ cho kịp bày chừ chừ chờ lâu."
Thái độ “Làm ơn há dễ trông người trả ơn" đô của Lục Vân Tiên liền sau hành động vị nghĩa giúp người sức yếu thế càng thêm sáng ngời lí tường người anh hùng của chàng:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."
Điều khiển nhân vật này sống mãi trong lòng nhân dân chính là cái phương châm sống cao quý của chàng. Đó là sản phẩm làm việc nghĩa một cách vô tư, không chút do dự và tính toán, dù có phải hi sinh cả tính mạng mình trong đấu tranh. Lục Vân Tiên đã làm việc nghĩa một cách vô điều kiện và coi đó là điều tự nhiên ở đời phải thế, không thể nào khác được
III KẾT LUẬN
Đoạn truyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là một đoạn truyện thể hiện cụ thể và sinh động lí tưởng nhân nghĩa và khí phách anh hùng “Kiến ngãi bất vi”. Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng", sẵn sàng vị nghĩa vong thân của Vân Tiên.
Lí tưởng ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mãi mãi là tấm gương sáng chói về thái độ ứng xử cao cả trước bao lẽ thị phi thiện ác ở đời.
D. BÀI LÀM THAM KHẢO
Trên một trăm năm qua, Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu vần là một tác phẩm được nhân dân ta nâng niu, quý trọng. Người đọc yêu quý tác phẩm và đặc biệt là yêu quý nhân vật chính cùng tên. Cũng như cốt cách của nhà thơ, nhân vật lí tưởng này luôn luôn hành động theo tinh thần vị nghĩa quên mình, tinh thần của người anh hùng theo nhà thơ quan niệm: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Đoạn truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đặc biệt thế hiện rõ tinh thần vì nghĩa quên minh ấy.
Lục Vân Tiên là người học rộng tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người hoạn nạn. Vừa từ tạ tôn sư xuống núi về kinh đi thi, trên đường đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liền hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa quấy phá làng xóm và bắt đi hai cô gái.
Ai cũng biết việc thi cử là việc lớn đối với kẻ sĩ. Trong hoàn cảnh Lục Vân Tiên, 1Ễ thường người ta dễ tránh mọi nguy hiểm, giữ mình được an toàn để đạt thành tích thi cử. Những trang nghĩa sĩ này đã không suy nghĩ theo kiểu thường tình đó nên đà nổi giận:
Vân Tiên nổi giận lôi đình
Hỏi thăm lủ nó còn đình nơi nao
Tôi xỉn ra sức anh hào
Cửu người cho khỏi lao đao buổi này.
Để cứu người mắc nạn, chàng liền ra tay chủ động đi kiếm lù cướp:
... ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Đây là một hành động vô cùng đủng cảm. Vì sao?
Hẳn ai cũng biết bọn cướp thì đông đảo mà lại hung hãn vô cùng:
Phong Lai đỏ mặt phừng phừng
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây
Trước gây việc dữ tại mày
Truyền quân tứ phía bao vây bịt bùng.
Trong khi đó Vân Tiên thì chỉ một mình mà vũ khí thì chỉ là một đoạn gậy nhỏ nhoi: Thế mà chàng đã chiến đấu với lòng dũng cảm phi thường đánh tan bọn cướp.
Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay
Phong Lai chẳng kịp trở tay
BỊ Tiên một gậy thác rày thân vong.
Đó là một hành động hào hiệp vô tư, một hành động vì nghĩa quên mình. Bởi vậy cứu người xong, chàng không coi đó là công ơn và đã khẳng khái khước từ lời mời mọc của Nguyệt Nga, một cô gái xa lạ vừa chịu ơn mình:
Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng
Gặp đây đang lúc giữa đàng
Của tiền không có, bạc vàng cùng không
Gẫm câu báo đức thù công
Láy chi cho phi tấm lòng cùng ngươi.
Trước tấm lòng chân tình mong được đền ơn tra nghĩa của Kiều Nguyệt Nga. Lục Vân Tiên chí cười, nụ cười thật đẹp đây vô tư hào hiệp cùa trang nghĩa sì xem việc giúp người gặp nạn chàng qua là nghĩa vụ của kẻ làm trai:
Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há để trông người trả ơn.
Nay đã rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì...
Khi nói: Làm ơn há để trông người trả ơn, chàng nghĩa sĩ này đã nói rõ lí tưởng sống hoàn toàn vì nghĩa của mình. Và cùng theo chàng, đó chính là tư tưởng phải có của người anh hùng:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Ai cũng biết là điều khiến nhân vật lí tưởng này sống mãi trong lòng nhân dân chính là cái phương châm sống cao quý đó của chàng.
Tóm lại, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một đoạn trích nêu bật được lí tưởng nhân nghĩa và khí phách anh hùng của Lục Vân Tiên, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa, san lấp mọi bất công, thể hiện quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời cũng là quan niệm của nhân dân ta. Hình ảnh Lục Vân Tiên nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta sống phải có trách nhiệm đối với mọi người, luôn luôn ý thức mình là người mang dòng máu anh hùng.
Xem thêm >>> Có ý kiến cho rằng: Đoạn truyện "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một bức tranh tâm tình đầy xúc động
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui làm rõ về hình tượng, lí tưởng sống của Lục Vân Tiên qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3