Phân tích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" (Bài 1)
Đề bài
Đề bài: Phân tích đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" (trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)
Hướng dẫn giải
Từ biệt tôn sư về đi thi, giữa đường bất chợt gặp cảnh lũ cướp hoành, Lục Vân Tiên vụt dũng mãnh như chàng Thạch Sanh trong truyện cổ. Và thơm thảo đọng mãi trong lòng ngươi đọc là hình ảnh chàng trai họ Lục với những phẩm chất tốt đẹp.
Có cảm giác là sự việc diễn ra quá bất ngờ, nhanh chóng. Bất ngờ cũng phải thôi, vì Vân Tiên "giữa đường gặp cảnh bất bình", hoàn toàn ngẫu nhien, không kịp suy nghĩ, không kịp đắn đo, chàng bất chấp hiểm nguy rat ay cứu giúp. Chàng lài ai? Người được che chở không hề bieestl chỉ biết chàng đang quyết liệt sống chết với lũ cướp đường. Quả thật, theo mạch truyện, chính Vân Tiên đã bị cuốn vào cuộc đấu một cách không chủ động. Chàng có thể tránh xa nếu là một người hèn nhát, có thể dửng dung nếu là một kẻ ích kỉ ... Vân Tiên đã không bàng quang, không để ngoài tai, ngoài mắt những điều trông thấy. Và sự bất ngờ "vào cuộc" của chàng tạo nên thế tự chủ vững vàng trong cái ngẫu nhiên ấy. Giá như Vân Tiên biết rằng người bị cướp tấn công là nàng Kiều Nguyệt Nga xinh đẹp, hiền thục, giá như chàng kịp dừng lại để suy nghĩ một chút thiệt hơn thì đoạn thơ sẽ mất đi cái hấp dãn của tư thế chủ động "tả xung hữu đột khác nào Triệu Tử mở vòng Tương Dương" – cái tư thế như luôn tiềm ẩn trong con người mạnh mẽ ấy. Ta gặp một chàng trai Nam bộ thực sự cương trực và ... hơi liều lĩnh nữa; thấy cảnh bọn cướp "làm thói hồ đồ hại dân" là xông vào đánh hết mình, đánh bằng lòng ăm của một đấng nam nhi quả cảm, bằng tài võ nghệ điêu luyện. Hình ảnh Vân Tiên ngang tang xông pha giữa đám đầu trâu mặt ngựa như chính biểu hiện của chính nghãi đang trừng trị cái ác, cái xấu. Nhân nghĩa và can trường biết bao!
Không hiện lên trước mắt người đọc như một Từ hải "Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao", cũng không "Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa" như Kim Trọng trong truyện Kiều của Nguyễn Du, nhưng qua lời nói, việc làm của Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã tạo được ấn tượng đậm nét về chàng. Làm ơn mà không màng được trả ơn là cách sống của người quân tử xưa này; nhưng thái độ của Lục Vân Tiên trước tình cảnh và sự hàm ơn của Nguyệt Nga lại có những nét riêng đáng yêu. Bạo liệt, xông sáo trong cuộc chiến với lũ cướp bao nhiêu chàng lại nhút nhát và e dè trước người con gái nhờ mình mà thoát nạn bấy nhiêu. Khi Nguyệt Nga định bước ra tạ ơn, Vân Tiên ngượng ngùng.
Dẫu chưa nguôi sợ hãi, chắc rằng Nguyệt Nga khó mà giấu được nụ cười kín đáo trước chàng tai nhát gái này. Có lẽ người ta sẽ không buột miệng nói như thế nếu là một kẻ thạo đời, lọc lõi trong tiếp xúc với phụ nữ. Liệu hình ảnh Lục Vân Tiên có đẹp một cách trọn vẹn nếu như chàng tỏ ra vồ vập đối với Nguyệt Nga ? Thì ra tâm hồn bản chất chàng trai họ Lục thật trong sáng tươi trẻ. Càng đáng quý hơn nữa khi cái chất trong trẻo, lành hiền ấy ẩn chưa sau một tính cách khí khái. Sự cứng rắn của théo, nét non nớt, thư sinh của chàng trai vừa bước vào đời hào hoa trong con người Vân Tiên. Không chỉ qua hành động, cách giao tiếp ứng xử cũng bộc lộ rõ phẩm chất của chàng. Dám liều mình cứu người, lời lẽ đanh théo khi giao chiến với giặc cướp, để rồi trước một cô gái dịu dàng. Vân Tiên không tránh khỏi ngai ngùng bẽn lẽn – điều đó, tự nhiên đã biểu lộ một lối sống lành mạnh có giáo dục nền nếp. Lời nói, thái độ khiêm nhường, nhã nhặn "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". "Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm thế ấy cũng phi anh hùng" ... Vừa cho ta cảm cái tâm nhân ái, vừa khâm phục trước quan niệm sống trọng nghĩa của Vân Tiên.
Cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn bao giờ cũng lộ rõ trong tác phẩm, trong cách thể hiện hình tượng, chi tiết ... Có ý kiến cho rằng, cuộc đời Lục Vân Tiên là hình bóng cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Chỉ qua vài chi tiết nhỏ - Vân Tiên "bẻ cay làm gậy" có thể thấy được cảm quan hiện thực của nhà thơ. Không rút gươm, rút kiếm một cách oai phong như các binh tướng hay văn nhân quý tộc cao đạo, hành động của chàng mang tính dân dã, bộc trực. Bất kì một người con trai bình dân nào cũng có thể bẻ cây gậy để làm việc nghĩa, không cầu kì, chẳng nề hà. Thực chất ở đây, Vân Tiên vẫn là một chàng trai có học, sống giữa những người lao động, chưa phải là một quan chức của Nhà nước phong kiến như ở đoạn sau. Chỉ một cử chỉ ấy thôi, người đọc đã thấy rõ sự gắn bó mật thiết giữa tâm hồn, tình cảm của nhà thơ với cuộc sống nhân daanm hồn hậu như hạt lúa củ khoai. Việc làm và cách nghĩ của Lục Vân Tiên như minh chứng cho quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về lẽ sống ở đời :
Vẫn là những vần thơ mang đậm phong cách dân gian quen thuộc nhưng được tác giả gọt giũa và nâng cao, tạo sự hấp dẫn, thích thú đối với người đọc, nhất là trong những lời đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Lời thơ trau truốt, không còn là thứ ngôn ngữ mộc mạc thường ngày:
Đây đúng là lời lẽ của một tiểu thư con nhà khuê các, có giáo dục. Và diều đó cũng chứng tỏ nhà thơ đã có dụng công khi dùng câu chữ và có dụng ý khi thẻ hiện nhân vật.
Lấp lánh sau những câu thơ giản dị, hồn hậu là nét đẹp của phẩm cách, tấm lòng đáng quý, đáng phục của Vân Tiên, Nguyệt Nga ... Đoạn thơ ngời sáng như chính cái tâm nhân ái của cụ Đồ Chiểu.
Mời bạn tham khảo các bài soạn văn và phân tích về Truyện Lục Vân Tiên:
Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Bài 2)
Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu
Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
Phân tích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" (Bài 1)
Phân tích tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên
Phân tích câu thơ "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
Phân tích nhân vật ông Ngư trong Lục Vân Tiên
Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong truyện Lục Vân Tiên
Phân tích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" (Bài 2)
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.