Đăng ký

Có ý kiến cho rằng: Đoạn truyện "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một bức tranh tâm tình đầy xúc động

5,143 từ

A. ĐỀ BÀI: Có ý kiến cho rằng: Đoạn truyện "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.
Ý kiến của em như thế nào? Hãy phân tích đoạn truyện nói trên để trình bày rõ ý kiến đó.
B. PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Thể loại: Phân tích đoạn truyện thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để nói rõ sự tán đồng với ý kiến cho rằng: “Đoạn truyện “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.”
2. Nội dung: Đoạn truyện thơ miêu tả diễn biến tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích. Nổi bật lên là nỗi cô đơn, buồn thương da diết không lối thoát của Thúy Kiều lay động, xoáy sâu vào lòng người đọc tạo nên một nỗi đồng cảm xót xa sâu sắc.
3. Tư liệu: Chủ yếu là bám vào ngôn từ đoạn truyện thơ trích các chi tiết miêu tả tâm trạng, tả cảnh ngụ tình, các biện pháp trong đoạn thơ khi cần thiết có thể liên hệ với các chi tiết khác trong truyện Kiều để làm rõ thêm.
C. DÀN BÀI
I. Mở bài
- Sau khi Mã Giám Sinh mua Kiều về, Tú Bà bắt nàng phải tiếp khách nhưng nàng không bằng lòng. Tú Bà đánh đập hành hạ thúc ép nên Thúy Kiều tự tử để mong thoát ra khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Thất không dụ dỗ được Kiểu, Tú Bà đành giam nàng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tả cảnh và tâm trạng đơn chiếc khổ đau của Thúy Kiều nơi đất khách.
-              Có ý kiến cho rằng: Đoạn truyện “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.
-              Phân tích đoạn truyện trên chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
II. Thân bài
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động
1.            Là một bức tranh:
Dọc đoạn trích, chúng ta có thể hình dung cảnh vật với đu các yếu tô không gian, thời gian và con người.
a)            Không gian: Lầu Ngưng Bích.
b)            Thời gian: Mày sớm đèn khuya; chiều hôm.
c)            Con người: Thúy Kiều.
Cảnh vật hiện ra qua con mắt của Thúy Kiều. (Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ).
2.            Là một bức tranh tâm tình:
a) Bức tranh tâm cảnh của Thúy Kiều:
•             Một bức tranh buồn: con người buồn, cảnh vật cũng buồn:
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
“Buồn trông cửa bể chiều hôm”
•             Con người trôi dạt trong sóng gió bất kì:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.”
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
b) Tầm trạng tình cảm của Kièu
Trong bức tranh tâm cảnh ấy, nổi rò lên tâm trạng, tình cảm của Kiều trong cảnh ngộ ấy:
•             Tâm trạng cô đơn của Thúy Kiều giữa cảnh vật xa xôi, bát ngát: (Sáu câu đầu) Giữa cảnh vật xa xôi, bát ngát (tấm trăng gần, bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia) Thúy Kiều tủi thẹn, xấu hổ (bẽ bàng), buồn vì nhớ thương, vì hoàn cảnh ngang trái (Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng).
•             Tâm sự của Thúy Kiều (tám câu giữa):
Đau đớn nhớ Kim Trọng: mới hôm nào còn dưới trăng thề nguyền, hứa hẹn (dưới nguyệt chén đồng). Thế mà nay nàng rơi vào cảnh biệt li đột ngột. Chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng vẫn còn đó. Mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ đà tan vỡ quá nhanh. Nỗi lòng Kiều khoảnh khắc này tràn ngập nỗi nhớ khôn nguôi.
Xót thương nhớ đến cha mẹ già: Sống cô quạnh, Thúy Kiều nhớ về cha mẹ, lo lắng cho tuổi già của song thân mà mình không chăm sóc được. Nỗi nhớ thương cũng da diết khôn cùng.
• Nỗi buồn thấm vào cảnh vật (tám câu cuối):
Nỗi lòng tê tái của Thúy Kiều trước cảnh vật xung quanh.
Điệp từ “Buồn trông” thể hiện điệp khúc lòng này khi ấy nỗi buồn triền miên, nhìn vào đâu, nhìn về đâu, hướng nào cũng buồn. Xa xa một cánh buồm thấp thoáng khi tỏ khi mơ nơi cửa bể chiều hôm càng gợi nỗi cô đơn (Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa). Rồi một cánh hoa bị vùi dập, trôi dạt, nỗi chìm không biết về đâu sao mà giống thân phận của Kiều, càng nhấn nỗi buồn lên gấp bội (Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu).
Câu cuối là cảnh nổi sóng dữ dội, mạnh mẽ (Gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi) làm cho Kiều thêm lo sợ hãi hùng về nỗi tan biến có thể đe dọa vây bủa bốn bề.
3.            Một bức tranh tâm tình đầy xúc động
a) Nguyên nhân tạo xúc động:
Sự đồng cảm đối VỚI lòng nhớ thương người yêu, cha mẹ day dứt và da diết của Thúy Kiều.
Thấu hiểu, cảm thông nỗi buồn cô đơn, bớt định triền miên, bé tác của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Khiến ta càng xót thương thân phận nổi trôi, cảnh ngộ ngang trái của nàng Kiều, càng căm giận cái xã hội phong kiến mọt ruồng dà xô dấy nang vào cánh ngộ đau lòng đó.
III. Kết bài
Khẳng định “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Chỉ với hai mươi câu thơ lục bát, nhà thơ đã khắc họa sinh động được bức tranh tâm cảnh buồn thương da diết của Thúy Kiều, từ lòng thương nhớ người yêu xà cha mẹ đến nỗi xót xa cho thân phận mình. Nỗi day dứt cô đơn càng làm người đọc thêm xót thương cho cảnh ngộ nàng và càng thêm căm giận cái xã hội phong kiến thối nát ngày ấy.
Trong “Truyện Kiều”, đoạn thơ này xưa này vẫn được xem là một tuyệt với nhất về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, mượn cảnh ngụ tình. Đó là thiên tài của Nguyễn Du nhưng phải chẳng tuyệt vời nhất của “Truyện Kiều” vẫn là tình của nhà thơ Nguyễn Du đối với nhân vật của mình, đối với con người là đối với cuộc đời, nói cách khác đó là giá trị nhân văn của tác phẩm vậy.

D. BÀI LÀM THAM KHẢO
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hai câu thơ này cũng là một nguyên lí tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Mượn bức tranh thiên nhiên, nhà thơ thể hiện bức tranh tâm trạng. Mượn bức tranh thiên nhiên, nhà thơ thể hiện bức tranh tâm trang. Đoạn truyện Kiều ở lầu Ngưng Bích cũng thế. Có ý kiến cho rằng đó là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.
Phân tích đoạn truyện trên ta sẽ cảm nhận rõ điều này.
Sau khi bị Mã Giám Sinh giả danh cưới làm thiếp, Kiều bị đưa về thanh lâu. Bị Mã lừa gạt và làm nhục, Tú Bà sấn số vào đánh đập, Kiều rút dao toan tự tử nhưng chỉ bị thương. Tú Bà sợ Kiều tự tử, chết thì 6ao nhiêu vốn liếng di đời nhà ma nên lo lắng thuốc thang và dỗ dành Kiều ra ớ lầu Ngưng Bích để chờ cơ hội giở mưu ma chước quỷ khác. Đoạn truyện Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh nỗi buồn mênh mang, bất tận, không có ai để chia sẻ từ một tâm trạng dằn vặt, băn khoăn, buồn bã, cô đơn, thất vọng và cuối cùng là hốt hoảng kinh hoàng của cô gái đáng thương đang bị “giam lỏng” ở lầu Ngưng Bích. Chính tâm trạng điển biến nhiều cung bậc ấy đã khiến người đọc không sao khỏi xúc động.
Sáu câu đầu của đoạn thơ là một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Từ những dãy núi mờ xa, mảnh trăng như ở rất gần trên vòm trước mặt đến những cồn cát vàng, bụi cỏ bốc lên hàng dặm xa kia đều góp phần bộc lộ tâm trạng cô đơn, buồn tủi, trăm nỗi ngổn ngang của Thúy Kiều lúc này.
Vì cô đơn, nên nàng muốn kéo cả vẻ non xa và cả vầng trăng vời vợi trên kia thành tấm trăng gần ở chung cho bớt đi phần cô quạnh. Thế nhưng, xung quanh nàng vẫn là một thế giới hoang vắng, lạnh lẽo, thấm thía nỗi buồn:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn, Kiều nghĩ về quá khứ êm đềm ngày nào và những người thân. Càng nghĩ, lòng nàng càng xót xa hơn, cồn cào lên một nỗi nhớ và bao nỗi bần khoản trăn trở.
Đầu tiên, nàng nhớ đến Kim Trọng:
Tưởng người dưới nguyệt, chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Nhớ đến Kim Trọng, Kiều nhớ đến dưới nguyệt chén đồng. Nhìn trâng, nàng lại nhờ vầng trăng hôm nào: Đinh ninh hai mật một lời song song. Yêu Kim Trọng, hiểu tấm lòng của chàng, Kiều biết rằng với tấm tình chung thủy, chàng sẽ rày trông mai chờ khác khoai. Chí tội nghiệp, thương chàng không biết người yêu của mình đã “Chân trời góc bể bơ vơ”. Nỗi đau đớn nhất của Thúy Kiều lúc này là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu trong sáng và đẹp đẽ. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Nàng băn khoăn tự hỏi biết bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà chưa nhạt phai được là lòng nàng còn dằn vặt, còn đau khổ.
Sau nỗi đau đớn nhớ đến Kim Trọng là nỗi xót xa thương nhớ đến cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc Tử đã vừa người ôm.
Thúy Kiều cảm thấy xót thương hai bậc sinh thành ngày ngày tựa cửa ngóng tin con và băn khoăn không rõ các em mình chăm sóc song thân có chu đáo không. Giọng điệu bốn câu thơ nhó nhẹ tàm tình như lời độc thoại nội tâm xót xa, sảu láng lạ thường.
Sau cùng, Thúy Kiều mới nghĩ đến phận mình. Nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về song thân, sau cùng Thúy Kiều mới trở về với thiên nhiên trước mặt. Tám câu thơ cuối diễn tả tâm sự của nàng trải ra trên cảnh vật, một nỗi buồn mênh mang nhiều cung bậc được thể hiện với những đường nét khác nhau khơi gợi và bao trùm lên cảnh vật thiên nhiên:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ở bốn câu thơ lục bát trên, điệp ngữ “buồn trông” được nhà thơ láy đi láy lại như một nỗi buồn chồng chất khôn cùng. Mỗi cặp câu thơ là mệt khung cảnh, một tâm trạng, một bức tranh tám tình đầy xúc động nhưng tịu trung lại vẫn là một nỗi buồn cô đơn, tuyệt vọng sau hết là một thoáng khiếp sợ như một điều dự cảm tương lai.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Cửa bể mênh mang trong ánh chiều đang đến giờ lịm tắt. Một cánh buồm lẻ loi chấp chới đi về chôn xa xôi gợi nên một nỗi buồn đơn côi, vắng vẻ day dứt trong cảnh đất khách quê người. Một cánh hoa tàn lênh đênh nổi trôi trên mặt sóng không biết trôi dạt về đâu. Hoa trôi về đâu? Nàng rồi sẽ đi đâu, về đâu? Tất cả đểu gợi lên một thân phận lạc lõng, cô đơn, bọt bèo trôi dạt vô định...
Lòng Kiều buồn. Muốn trốn chạy nỗi buồn, nàng nhìn ra của bể thấy buồn đã vội nhìn vào đất liền thì cùng:... nội cỏ dàu dàu. Chân mày mặt đất một màu xanh xanh. Mọi thứ dàu dàu, xanh xanh nhòa nhạt, hoàn toàn không thấy đường đi, không thấy bóng người, không thấy một chút tăm hơi của niềm hi vọng dù rất mỏng manh. Kiều vẫn cô đơn trước trời đất nxt mùng, nỗi buồn tràn ngập. Đến lúc nhìn về hướng cuối cùng thì nỗi buồn đã tràn dâng tột đỉnh:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Kiều thấy gió thổi hun hút cuốn về vùng biến một cách hung bạo với tiếng gào thét cuồng nộ của sóng dữ vang động đến tận chỗ nàng ngồi. Kiều nghe như bốn phía đất trời nổi lên bão tố vây bủa lây nàng, một người con gái nhỏ bé mong manh.
 m điệu lời thơ trong hai câu cuối trở nên dữ dội với những từ tượng thanh Ầm ầm, kêu... Người đọc tưởng như nghe được âm thanh tiếng của những đợt sóng cuộn lên, trào dâng, xô tới, cả tiếng rít gào của gió dội lên đe dọa hãi hùng. Những âm thanh đầy tính dự báo này phải chăng đã mách trước với người đọc chặng đường nhiều khổ nhục đắng cay đang chờ Kiều phía trước. Tiếng sóng ở đây không vỗ, không đập mà chỉ kêu. Tiếng kêu của sóng hay tiếng kêu thương đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên.
Như thế, đoạn truyện Kiều ở lầu Ngưng Bích với hai mươi hai câu thơ là một bức tranh tám tình thiên nhiên chứa đầy tâm trạng. Đằng sau nỗi cành vật đểu thấp thoáng một mảnh tâm sự của Thúy Kiều. Từ nỗi nhớ da diết những người thân rồi tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng đến một thoáng hãi hùng không biết tương lai số phận mình sẽ đi đâu, về đâu. Câu thơ nào trong đoạn này cùng hiện lên hình ảnh một Thúy Kiều đa sầu, đa cảm, nặng nghĩa nặng tình khiến người đọc không ai không xúc động.
Ở đoạn thơ thể hiện bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế và tài hoa của thi sĩ Nguyễn Du. Lâu nay vẫn được xem là một dấu son trong tác phẩm Truyện Kiều bất hủ của văn học nước ta, tác phẩm mà bất cứ ai, người Việt Nam nào cũng đều trân trọng và yêu thích.

Xem thêm >>> Phân tích hình ảnh của chị em Thúy Kiều

Chúc các bạn học tập tốt <3