Nêu cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước nam lớp 7
Nêu cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước nam lớp 7
Sông núi nước nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Để giúp các bạn hiểu hơn về tác phẩm, mời các bạn cùng tham khảo vài cảm nghĩa về bài thơ Sông núi nước nam ngắn nhất!
I. Giới thiệu chung
Đây là bài thơ Lí Thường Kiệt sáng tác trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược, vừa để khích lệ,động viên tinh thần binh sĩ vừa khiến cho quân địch phải hoang mang, khiếp sợ. Tuy nhiên,lại có ý kiến cho rằng bài thơ này không phải của Lí Thường Kiệt mà đã có từ trước đó. Khi quân đội hai bên tập trung hai bên bờ sông Như Nguyệt chuẩn bị đánh nhau, các vị thần đã đọc bài thơ này để phù trợ cho Lí Thường Kiệt (bởi vậy, đây còn được gọi là bài thơ "Thần").
Đại ý: Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, được sáng tác nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
Chú giải: Các từ Hán Việt trong bài thơ đã được giải nghĩa khá chi tiết trong sách giáo khoa, tuy nhiên, cần lưu ý đến chữ "đế". "Đế" được dịch là "vua", ngoài ra, chữ "vương" cũng được dịch là "vua" nhưng chữ "đế" cao hơn chữ "vương". Vua nước Trung Quốc xưa thường tự xưng là "Hoàng đế" với nghĩa vị vua cao nhất, vua các nước xung quanh là các "vương" với nghĩa chỉ là vua các nước nhỏ, thậm chí là chư hầu, phải phụ thuộc vào nước lớn, hằng năm phải dâng phẩm vật, nhân tài,...Để khẳng định vị thế hoàn toàn độc lập, ngang bằng với Trung Quốc, tác giả bài thơ đã dùng chữ "đế" chứ không dùng chữ "vương", ý là đặt hai vị vua ngang nhau, hai nền độc lập ngang nhau. Điều đó thể hiện một ý thức chủ quyền mạnh mẽ.
Giá trị tác phẩm: Người Việt Nam chúng ta rất tự hào về bài thơ Nam quốc sơn hà. Bài thơ này vốn được xem là văn bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc − một dân tộc bao đời nay.
- Bài thơ: Sông núi nước Nam - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác
- Soạn bài Sông núi nước Nam- Soạn văn lớp 7
II. Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước nam ngắn nhất
Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời gắn liền với sự kiện đánh đuổi giặc Tống xâm lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc, ẩn chứa trong những câu chữ hùng hồn là cả một tinh thần yêu nước, một chí khí anh hùng.
Dân ta luôn khát khao tự chủ, độc lập và không ngừng đấu tranh, bất kể hi sinh xương máu vì độc lập, tự chủ. Tương truyền, bài thơ này là của Lí Thường Kiệt (ông họ Ngô, tên Tuấn, tên tự là Thường Kiệt), sau được vua ban quốc tính lấy họ vua (họ Lí), người làng An Xá cũ nay thuộc Quảng Đức, phía nam thành Thăng Long. Bài thơ Nam quốc sơn hà là tác phẩm văn học mang chức năng lễ nghi. Năm 1077, Lí Thường Kiệt chỉ huy quân Đại Việt ta đánh tan mấy chục vạn quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Đã từng có truyền thuyết về sự khích lệ tinh thần yêu nước của bài thơ, nó còn được gọi là bài thơ Thần.
Trong Nam quốc sơn hà có sự thống nhất cao độ giữa cảm xúc hào sảng đầy chất thơ với chất nghị luận chặt chẽ, đanh thép đầy tinh thần chiến đấu. Hai câu đầu của bài thơ vang lên dõng dạc, tác giả thay mặt nhân dân tuyên bố về tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức sâu sắc về độc lập, chủ quyền: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Sông núi nước Nam vua Nam ở - Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời) ở hai câu mở đầu này, để thâu tóm được ý tứ thâm thuý mà tác giả muốn gửi gắm, cần cắt nghĩa cho rõ một số từ quan trọng. Về từ đế (trong: Nam đế cư), nếu bản dịch đều dịch là vua thì đúng với nghĩa đen nhưng chưa thật rõ nghĩa mà câu thơ muốn biểu đạt.
Trong tiếng Hán, từ đế và từ vương khi dịch sang tiếng Việt đều là vua. Nhưng đế và vương lại chỉ những khái niệm khác nhau. Trong lịch sử, khái niệm vương thường dùng để chỉ ông vua chư hầu (phụ thuộc, được phong tước) còn đế chỉ một ông vua của một quốc gia độc lập, ngang hàng với các quốc gia khác. Ngoài ý nghĩa là ở, từ cư còn có ý nghĩa là gánh vác, hiểu thêm nét nghĩa này hình ảnh ông vua của Lí Thường Kiệt sẽ trở nên đẹp hơn, thể hiện được lí tưởng vì nhân dân, xã tắc của tác giả. Câu thơ thứ hai mang một sắc thái cảm xúc mạnh. Hàm ý sâu sắc của câu thơ này tụ trong từ phận, ý nghĩa của từ này gắn với quan niệm thần bí của người xưa. Từ phận rút gọn từ tinh phận chỉ vùng sao trời ứng hợp với những khu vực trên mặt đất. Chính cổ nhân Trung Quốc nói: "Trời thì có các vì sao, đất thì có các châu vực". Vua Quang Trung của chúng ta cũng từng nói: "Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng". Như vậy, phương Nam có Nam đế làm chủ cũng như phương Bắc có Bắc đế làm chủ.
Độc lập, tự chủ là ước mơ, là khát vọng ngàn đời của nhân dân ta đã được thể hiện một cách sâu sắc, đầy trí tuệ. Đến câu thơ thứ ba thì mạch thơ đã chuyển. Từ khẳng định chân lí sang luận tội kẻ thù, những kẻ làm trái với đạo trời, vi phạm chân lí. Hỏi (Như hà: cớ sao?) mà không cần sự trả lời, hỏi là để khẳng định lẽ tất yếu: chúng bay sẽ thấy, tự chuốc lấy bại vong. Như vậy, một lôgic đơn giản mà hết sức chặt chẽ đã được xác lập. Sức mạnh của bài thơ chính là ở đấy.
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về dàn bài cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước nam!