Soạn bài Sông núi nước Nam đầy đủ - Ngữ văn 7 tập 1
Với tác phẩm Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà) - được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta, Cunghocvui xin gửi đến các bạn bài Soạn Sông núi nước Nam đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Xem thêm Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà.
Phân tích bài Sông núi nước Nam
Tình thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt
Câu 1 (Trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích, bài thơ Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật (có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2.4).
Đặc điểm của bài thơ "Sông núi nước Nam":
- Số câu: 4 câu.
- Số chữ trong câu: 7 chữ.
- Cách hiệp vần: vần chân (cư – thư – hư).
Câu 2 (Trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố, khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của một quốc gia.
- Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ:
+ Khẳng định chủ quyền của nước Nam. (hai câu đầu)
+ Khẳng định sự thất bại của kẻ thù xâm lược. (hai câu cuối)
Câu 3 (Trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
- Nội dung biểu ý của bài thơ:
+ Hai câu đầu: Tác giả dựa vào chân lí khách quan "thiên thư" để khẳng định quyền độc lập, tự chủ của nước Nam trong thế đối sánh với phương Bắc.
+ Hai câu sau: Từ lời khẳng định chắc nịch ở hai câu đầu, tác giả dự báo số phận bi thảm của quân xâm lược phương Bắc.
- Cách sắp xếp chặt chẽ, có tác dụng nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, nêu cao chính nghĩa chiến thắng kẻ thù.
Câu 4 (Trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
- Không chỉ biểu ý, bài thơ còn giàu cảm xúc. Trước hết, đó là lòng tự hào dân tộc (hai câu đầu); sau đó là sự căm phẫn, niềm tin vào sự thắng lợi của dân tộc trước kẻ thù hùng mạnh.
- Ngôn ngữ dứt khoát, khẳng định chắc nịch về nền độc lập của đất nước ta
- Thể hiện thái độ thẳng thắn, không khoan nhượng trước những ai xâm phạm vào nền độc lập ý
Câu 5 (Trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
- Các cụm từ "tiệt nhiên", "định phận tại thiên thư", "hành khan thủ bại hư" tạo nên giọng điệu hào sảng, đanh thép, nêu cao khí thế quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
- Chính vì thế, người đọc cần phải nghiền ngẫm mới thấy được tình cảm yêu nước mãnh liệt của tác giả được thể hiện trong bài thơ. Hay nói cách khác, nếu không có tình cảm thì tác giả sẽ không thể viết ra được những dòng thơ đầy chí khí như vậy.
Thông qua phần Soạn bài Sông núi nước Nam, Cunghocvui mong rằng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!