Đăng ký

Tổng hợp phân tích về bài Sông núi nước Nam văn 7

2,792 từ

   Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. Sông núi nước Nam có thể coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm qua những phân tích dưới đây

Sông núi nước Nam

 *  Các điểm cơ bản:
  -  Nam quốc sơn hà được xem là Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của Việt Nam.
  -  Lời thơ trang trọng, lí lẽ khúc chiết nhằm khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền đất nước, trừng trị đích đáng kẻ nào dám xâm phạm đến.
  -  Tuyên ngôn là loại văn bản về vị thế, hoạt động (có tính cương lĩnh) của một tổ chức chính trị, đảng phái.
  -  Bài thơ Đường luật (luật thơ có từ đời nhà Dường (618 - 907) ở Trung Quốc) thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt được làm bằng chữ Hán.
Soạn bài Sông núi nước 
I.   Cho tới nay vẫn chưa biết chính xác tác giả của bài thơ Nam quốc sơn hà là ai và có nhiều truyền thuyết về bài thơ này. Sách Việt có viết: “Đến đời Lí Nhân Tông (1072 - 1127) quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái úy Lí Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm, quân sĩ nghe trong đền có tiếng ngâm thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. 

Rồi quả nhiên quân Tống thua, phải rút về nước. Có lẽ vì Lí Thường Kiệt thống lĩnh ba quân đánh thắng trận ấy nên người đời sau đã đặt tên cho bài thư và ghi tên ông là tác giả.

Trích đoạn Sông núi nước Nam

Trích đoạn Sông núi nước Nam

II.  Có nhiều bản dịch tiếng Việt về bài thơ này. Ớ đây, xin ghi hai bản dịch để đối chiếu. Trước hết là bản dịch của Lê Thước - Nam Trân:


Núi sông Nam Việt vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ

Và bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc:

Đất nước Đại Nam, Nam đê ngự

Sách trời định phận rõ non sông

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm

Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.
                                                                                                     (Trong Tổng tập vàn học Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1980)

Dưới đây, phân tích bản dịch của Lê Thước - Nam Trân. Các chữ cuối câu của bản dịch đối thanh với nguyên bản nhưng nội dung tư tướng của bài thư thì không thay đổi. Hai câu Khai và Thừa của bài thơ chữ Hán:

Núi sông Nam Việt vua Nam ở.
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.

   Chứa đựng nguyên lí khách quan không chỉ cho "Nam quốc" mà còn cho bất cứ một quốc gia lãnh thổ nào có cộng đồng người sống từ thuở mới hình thành. Chính ở nguyên lí khách quan ấy mà câu Khai của bài thơ khẳng định "Nam đế cư". Ngày trước, khi còn lệ thuộc Trung Hoa, người đứng đầu nước ta được Hoàng đế Trung Hoa phong vương (vua), ngay cả khi Ngô Quyền đánh tan quân Hán, "năm Kí Hợi (939), Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa", tới Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng Vương, và sau đó, "năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng Đế", nghĩa là vua nước Nam vào thời đó đã ngang hàng với vua Trung Hoa. Chuyện đó đã quá rõ ràng trong sử sách. Bản dịch “đế” thành “vua” chưa sát nghĩa.

   Một nguyên lí khách quan khác nằm ở câu Thừa: "Cương giới đã ghi rõ ràng trong sách trời". Có bản chép "Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư — Ngọc Hoàng đã định trong sách trời". Và một bản khác lại chép: Nam Bắc phong cương các hiệt cư, Tinh phân Dực, Chẩn tại thiên thư. (Cương giới Nam, Bắc vốn đã tách biệt. Sách trời phân chia tỏ tường sao Dực, sao Chẩn). Và dù có khác nhau thì trong những câu thơ trên có điểm đồng nhất: "Tại thiên thư". Người xưa tin Trời là trên hết. Trời đã phân chia rõ ràng phần đất ở địa giới vào trong "sách của Trời". Giấy trắng mực đen từ "cõi thiêng liêng" là một nguyên lí khách quan thời ấy. Trời đã phân chia rồi thì không thể nào làm khác được. Kẻ nào muốn thay đổi biên cương là kồ đó vi phạm luật Trời. Hai câu thơ vì thế mà trở thành tuyên ngôn khẳng định chủ quyền ngắn gọn.

   Nếu hai câu đầu của bài thơ nặng về tư tưởng chủ quyền thì ở hai câu Chuyển và Hợp lại nặng về ý thức hành động, ý chí quật cường, bất khuất:

Giặc dữ cớ sao phạm đến dây,
Chúng mày nhất định phủi tan vỡ

Truyền thống trung thực, sống và tin theo mệnh Trời, ý chí quật cương bất khuất là nền tảng nội dung của hai câu thơ. Trời đã ấn phận, sống theo phận ấy là thuận lẽ Trời. Các nhà nho xưa tin thế, lâu ngày đã trở thành thói quen, đã trở thành truyền thống, đã trở thành lẽ tự nhiên, đã trở thành văn hóa tâm linh của người Phương Đông, của dân Việt. Ai chống lại mệnh Trời ấy là kẻ "nghịch lỗ", là người phản bội, là kẻ nghịch tặc, là kẻ cướp bóc, là "giặc dữ" ... Chôống lại mệnh Trời là tội lớn, là sống phản lại chân lí, ít nhất là của thời đại này. Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt... Bất cứ giặc dữ ấy là ai, nếu đến xâm phạm - (Lai xâm phạm) thì phải chuốc lấy sự thất bại. cần chú ý tới lời khẳng định mang ý nghĩa tố cáo này, nghĩa là bọn nghịch lỗ đã từng xâm phạm. Điều này, lịch sứ đã chứng minh khá rõ: Theo Việt Nam sử lưực của Trần Trong Kim  thì từ khi họ Hồng Bàng (2897- 258 TCN). lập nhà nước Văn Lang qua thục An Dương Vương đổi tên là Âu Lạc, đến đời nhà Đường đặt tên lại (618-907) là An Nam đô hộ phủ thì Việt Nam thời ấy luôn là nước bị lệ thuộc bơi các triều đình phong kiến Trung Hoa

Phân tích bài sông núi nước Nam

   Trong khoảng thơi gian đó thôi, biết bao nhiêu lần quân giặc “lại xâm phạm. Có thể nói nước ta thời ấy có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa thì bấy nhiêu lần giặc tràn qua. Mới đây thôi, Ngô Quyền phải chống lại quân Nam Hán. rồi Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đánh quân Tốrig. Kinh nghiệm lịch sử ấy ắt hẳn Lí Thương Kiệt nằm lòng. Mỗi lần “nghịch lỗ lai xâm phạm’’ là mỗi lần truyền thống quật khơi, ý chí bất khuất lại bùng lển. Với tinh thần, với ý chí ấy, với chân lí thuận theo mệnh Trời đã ghi ở “thiên thư" ấy, dân tộc ta có thừa sức mạnh để cảnh cáo kẻ thù rằng:

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Nhữ dắng hành khan thu bại hư).

Câu “Như hà nghịch lỗ lai..." là câu nghi vấn mang ý nghĩa thông báo cảnh tỉnh, mơ đường suy nghĩ để kẻ thù có thể dừng lại hành động mù quáng của mình. Còn câu cuối (hợp) là câu khẳng định kết quả cuối cùng sẽ xảy ra: Kẻ thù sẽ chuốc lấy bại vong. Và đúng như thế, quân Tống đã bị đánh tan bời binh tương dưới quyền Lí Thương Kiệt.

III.    Không phải ngẫu nhiên mà người đời sau bài thơ trên là “một bài thơ thần, một bản tuyên ngôn dộc lập", không chỉ vì lời truyền tụng mà còn vì cái thần khí chứa trong 28 từ ấy có sức mạnh kì diệu: Thổi bừng khí thế đánh giặc của quân dân dơi Lí, làm sáng thêm truyền thống quý báu nhất của dân tộc. Làm nhụt nhuệ khí xâm lược của tương quân “nghịch lỗ". Truyền thống ấy vẫn hiện hữu trong cuộc sống của người dân đời Trần, đời Lê... và cho tới thế hệ ngày nay.

 


Mong rằng bài viết sông núi nước Nam sẽ giúp các bạn hiểu thêm về đất nước ta!