Đăng ký

Lý thuyết Từ phổ đường sức từ đầy đủ nhất

Từ phổ - đường sức từ là một trong những kiến thức quan trọng thuộc chương II Vật lý 9 nghiên cứu về Điện từ học. Cunghocvui xin gửi tới các bạn bài viết lý thuyết từ phổ đường sức từ và các dạng bài tập về từ phổ đường sức từ chi tiết và đầy đủ nhất. Mong bài viết từ phổ đường sức từ bài giảng sẽ giúp ích các bạn!

A. Một số kiến thức trọng tâm của từ phổ - đường sức từ. Đường sức từ là gì từ phổ là gì?

1. Một số kiến thức về từ phổ 

từ phổ

Các đường sức từ được biểu diễn dưới dạng hình ảnh một cách cụ thể thông qua từ phổ. Trong điều kiện môi trường từ trường, ta có thể thu được từ phổ bằng phương pháp rắc một lượng mạt sắt lên trên một tấm có cấu tạo bằng nhựa và thực hiện hành động gõ nhẹ. Từ phương pháp đó, ta có thể thu được một kết luận như sau:

- Từ trường sẽ mạnh ở những vị trí nào có mạt sắt dày.

- Từ trường sẽ yếu ở những vị trí nào có mạt sắt mỏng.

2. Một số kiến thức về đường sức từ

đường sức từ

Nếu xét về yếu tố chiều của đường sức từ, ta có một số tính chất như sau: 

- Ở môi trường bên ngoài của thanh nam châm, chiều của đường sức từ có tính chất là đi vào từ cực Nam (S) của nam châm và đi ra từ cực Bắc (N) của nam châm.

- Đường sức từ sẽ dày nếu ở vị trí có từ trường mạnh và ngược lại, đường sức từ sẽ thưa ở những vị trí có từ trường thưa.

3. Quy tắc nắm tay phải 

quy tắc nắm tay phải

Có thể xác định chiều của đường sức từ theo quy tắc nắm tay phải như sau:

- Nắm tay phải sao cho chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây là hướng của bốn ngón tay.

- Chiều có ngón tay cái choãi ra sẽ là chiều của đường sức từ ở trong lòng ống.

B. Một số dạng bài tập về từ phổ - đường sức từ

Câu 1: Cho các cách làm sau đây. Cách làm nào để ta thu về được một từ phổ.

A. Phương pháp rắc một lượng mạt sắt lên trên một tấm có cấu tạo bằng nhựa và thực hiện hành động gõ nhẹ.

B. Phương pháp rắc một lượng cát lên trên một tấm có cấu tạo bằng nhựa và thực hiện hành động gõ nhẹ.

C. Phương pháp đặt một thanh nam châm ở trạng thái thẳng đứng lên vị trí gần một bức tường và thực hiện hành động rọi đèn.

D. Phương pháp dùng một thanh nam châm trong trạng thái bị bôi mực để vẽ trên một tờ giấy.

Câu 2: Ở môi trường bên ngoài của thanh nam châm hoặc ống dây dẫn, dòng điện chạy qua những đường sức từ có dạng là:

A. Đường sức từ có dạng là những đường tròn với tâm đường tròn được đặt ở vị trí giữa của thanh nam châm.

B. Đường sức từ có dạng là những đường tròn có tâm trùng nhau (đồng tâm).

C. Đường sức từ có dạng là những đường cong.

D. Đường sức từ có dạng là những đường thẳng.

Câu 3: Trong điều kiện là cùng một hình vẽ, sự thể hiện mật độ dày hay thưa của đường sức từ thì ta có thể rút ra được kết luận gì?

A. Kết luận được sức mạnh hay yếu của từ trường. Cụ thể là những vị trí nào mật độ đường sức từ dày thì từ trường sẽ mạnh và ngược lại, những vị trí nào có mật độ đường sức từ thưa thì từ trường sẽ yếu.

B. Kết luận được sức mạnh hay yếu của từ trường. Cụ thể là những vị trí nào mật độ đường sức từ dày thì từ trường sẽ yếu và ngược lại, những vị trí nào có mật độ đường sức từ thưa thì từ trường sẽ mạnh.

C. Kết luận được sức mạnh hay yếu của cường độ dòng điện. Cụ thể là những vị trí nào mật độ đường sức từ dày thì từ trường sẽ mạnh và ngược lại, những vị trí nào có mật độ đường sức từ thưa thì từ trường sẽ yếu.

D. Kết luận được sức mạnh hay yếu của dòng điện. Cụ thể là những vị trí nào mật độ đường sức từ dày thì từ trường sẽ yếu và ngược lại, những vị trí nào có mật độ đường sức từ thưa thì từ trường sẽ mạnh.

Câu 4: Một trong những tính chất của đường sức từ là có chiều xác định. Vậy ở môi trường bên ngoài của ống dây dẫn đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua thì:

A. Đường sức từ có dạng là những đường cong với tính chất là đi vào từ cực dương của ống dây và đi ra từ cực âm của ống dây.

B. Đường sức từ có dạng là những đường cong với tính chất là đi vào từ cực âm của ống dây và đi ra từ cực dương của ống dây.

C. Đường sức từ có dạng là những đường cong với tính chất là đi vào từ cực Bắc của ống dây và đi ra từ cực Nam của ống dây.

D. Đường sức từ có dạng là những đường cong với tính chất là đi vào từ cực Nam của ống dây và đi ra từ cực Bắc của ống dây.

Câu 5: Để sử dụng được quy tắc nắm tay phải, yếu tố của một ống dây cần phải được đưa ra trong dữ kiện đề bài là:

A. Độ dài 

B. Cường độ dòng điện

C. Hiệu điện thế định mức ở hai vị trí hai đầu ống dây

D. Chiều của dòng điện

Câu 6: Chọn nhận định đúng trong các nhận định sau đây:

A. Khi xác định đường sức từ bằng quy tắc nắm tay phải, cách đặt sau cho bốn ngón tay nắm vào theo hướng của dòng điện có trong ống dây. Khi đó chiều của ngón tay cái choãi ra sẽ là chiều của đường sức từ có trong lòng ống dây.

B.  Khi xác định đường sức từ bằng quy tắc nắm tay phải, cách đặt sau cho bốn ngón tay nắm vào theo hướng của dòng điện có trong ống dây. Khi đó chiều của ngón tay cái choãi ra sẽ là chiều của đường sức từ có bên ngoài của ống dây.

C.  Khi xác định đường sức từ bằng quy tắc nắm tay phải, cách đặt sau cho ngón tay cái nắm vào theo hướng của dòng điện có trong ống dây. Khi đó chiều của bốn ngón tay nắm lại sẽ là chiều của đường sức từ có trong lòng ống dây.

D.  Khi xác định đường sức từ bằng quy tắc nắm tay phải, cách đặt sao cho ngón tay cái nắm vào theo hướng của dòng điện có trong ống dây. Khi đó chiều của bốn ngón tay nắm vào sẽ là chiều của đường sức từ có ở bên ngoài của ống dây.

Câu 7: Cho một ống dây trong trạng thái có một dòng điện đi qua lòng ống thì có hiện tượng xuất hiện đường sức từ xung quanh ống dây. Giả sử mặc theo vào ống dây đó một lõi có cấu tạo bằng sắt thì đường sức từ có chiều:

trắc nghiệm bài 23 về từ phổ và đường sức từ

A. Chiều thay đổi bởi nguyên nhân lõi có cấu tạo bằng sắt sẽ làm tăng từ tính bên trong ống dây và cực từ của ống dây sẽ bị thay đổi.

B. Chiều của đường sức từ sẽ giữ nguyên bởi nguyên nhân lõi có cấu tạo bằng sắt sẽ không thay đổi từ tính của ống dây và cực từ sẽ không thay đổi.

C. Chiều của đường sức từ sẽ giữ nguyên bởi nguyên nhân lõi có cấu tạo bằng sắt sẽ làm tăng từ tính của ống dây nhưng cực từ sẽ không thay đổi.

D. Chiều thay đổi bởi nguyên nhân lõi có cấu tạo bằng sắt sẽ làm tăng từ tính bên trong ống dây và cực từ của ống dây không thay đổi.

Câu 8: Trong một giờ thực hành thí nghiệm Vật lý về từ phổ đường sức từ, một bạn làm một thí nghiệm để xác định cực của một nam châm (theo hình vẽ bên dưới). Khi thực hiện hành động đóng công tắc K của dòng điện thì có hiện tượng xảy ra là cực X kim nam châm trong trạng thái bị hút lại gần về phía đầu B của một ống dây. Xác định hai cực X, Y là:

trắc nghiệm bài 23 về từ phổ và đường sức từ

A. Cực Bắc là Y và cực Nam là X bởi vì xác định chiều của đường sức từ theo quy tắc nắm tay phải thì cực Bắc sẽ là vị trí đầu B của ống dây. Mà theo dữ kiện đề bài thì cực X kim nam châm trong trạng thái bị hút lại gần về phía đầu B nên cực Nam sẽ là vị trí X và cực bắc sẽ là vị trí Y.

B. Cực Bắc là X và cực Nam là Y bởi vì xác định chiều của đường sức từ theo quy tắc nắm tay phải thì cực Bắc sẽ là vị trí đầu B của ống dây. Mà theo dữ kiện đề bài thì cực X kim nam châm trong trạng thái bị hút lại gần về phía đầu B nên cực Nam sẽ là vị trí Y và cực bắc sẽ là vị trí X.

C. Cực Bắc là X và cực Nam là Y bởi vì xác định chiều của đường sức từ theo quy tắc nắm tay phải thì cực Nam sẽ là vị trí đầu B của ống dây. Mà theo dữ kiện đề bài thì cực X kim nam châm trong trạng thái bị hút lại gần về phía đầu B nên cực Nam sẽ là vị trí Y và cực bắc sẽ là vị trí X.

D. Cực Bắc là Y và cực Nam là X bởi vì xác định chiều của đường sức từ theo quy tắc nắm tay phải thì cực Nam sẽ là vị trí đầu B của ống dây. Mà theo dữ kiện đề bài thì cực X kim nam châm trong trạng thái bị hút lại gần về phía đầu B nên cực Nam sẽ là vị trí X và cực bắc sẽ là vị trí Y.

Câu 9: Cho một ống dây, biết rằng cực Bắc là ở vị trí của đầu A. Giả sử muốn cực A của ống dây đổi thành cực Nam thì ta phải làm:

trắc nghiệm bài 23 từ phổ và đường sức từ

A. Tăng cường độ của dòng điện đi qua ống dây

B. Đảo chiều của dòng điện đi qua ống dây

C. Giảm hiệu điện thế đặt ở hai đầu của ống dây

D. Tăng chiều dài của ống dây

Câu 10: Từ hình ảnh sau rút ra được kết luận gì:

trắc nghiệm bài 23 từ phổ và đường sức từ

A. Xung quanh thanh nam châm không tồn tại từ trường

B. Từ trường mạnh nhất ở vị trí chính giữa thanh nam châm và yếu dần về hai đầu 

C. Từ trường trên cả thanh nam châm là giống nhau 

D. Từ trường mạnh nhất ở vị trí hai đầu của nam châm và yếu nhất ở vị trí chính giữa thanh nam châm.

Câu  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp số A C A D D A C A B D

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập bài 23 từ phổ đường sức từ

Cunghocvui đã đem đến cho các bạn kiến thức lý thuyết từ phổ đường sức từ và các dạng bài tập về từ phổ đường sức từ thông qua bài viết từ phổ - đường sức từ. Nếu có đóng góp hay thắc mắc gì về từ phổ đường sức từ bài giảng, các bạn hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

shoppe