Lộ trình Học lập trình Full stack 2020+
Lập trình viên Full Stack đang là một trong những vị trí tuyển dụng có mức lương hấp dẫn nhất hiện nay. Tuy vậy không phải ai cũng có thể đảm nhiệm vị trí này, bởi học lập trình Full Stack cũng không phải dễ dàng mà thành công.
Vậy lập trình Full Stack là gì và lộ trình học lập trình Full stack trong năm 2020+ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Lập trình Full Stack là gì?
Lập trình Full stack là gì?
Lập trình Full stack có thể định nghĩa theo cách dễ hiểu nhất bạn có thể tự mình làm hết từ A - Z các công việc trong một dự án phần mềm.
Công việc chính là lập trình giao diện (front-end) và lập trình kết nối các dữ liệu ở bên dưới (backend).
Một Lập trình viên Full stack sẽ đảm nhận hết tất cả các công việc như: Sever, mạng, hosting, CSDL, API/ Backend code, Front-end code, .... thậm chí cả cài win, sửa tủ lạnh :v
Lập trình Full Stack là làm những công việc gì?
Lập trình viên Full stack là làm những công việc gì?
Một lập trình viên Full Stack cần phải làm những công việc sau đây:
● Quản lý hệ thống máy chủ, mạng, hosting là điều mà bắt buộc các lập trình viên Full Stack cần phải biết. Để triển khai những ứng dụng thì các yêu cầu về hệ điều hành máy chủ, phần cứng và môi trường trong hệ thống là đặc biệt cần thiết.
● Lập trình giao diện front end: Tạo ra giao diện các trang web, ứng dụng
● Lập trình back end: Lập trình logic bên trong website, các chức năng của hệ thống để trả kết quả về cho người dùng.
● Thao tác với cơ sở dữ liệu: Đối với lập trình viên Full Stack cần phải thiết kế cơ sở dữ liệu, đồng thời phân tích, sử dụng các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu.
● Quản lý team (có thể): Có thể bạn chưa biết, lập trình Full stack cũng không phải là bạn làm việc một mình (Nếu bạn làm Freelancer thì mình không nói). Nhưng ở trong công ty thì Lập trình viên Full stack thường sẽ quản lý một nhóm dự án luôn. Trong đó bao gồm phân công nhiệm vụ (chia task), quản lý tiến độ, báo cáo, hỗ trợ các thành viên trong team… Nếu team bạn nhiều người thì nhiệm vụ quản lý team sẽ chiếm phần lớn thời gian của một lập trình viên Full stack.
● Học nhiều công nghệ khác nhau: Làm lập trình Full stack bên cạnh công việc chính thì việc học tập các công nghệ khác nhau, công nghệ mới là thường xuyên hơn. Bạn sẽ phải học để có thể phát triển dự án cũng như khả năng tiếp cận dự án mới.
● …
Lộ trình học lập trình Full stack 2020+
Lộ trình học lập trình Full stack
Để trở thành một lập trình viên Full stack trong năm một thập kỷ mới bạn cần phải học theo lộ trình sau.
● Xây dựng 1 trang web tĩnh: để làm được điều này bạn cần phải tìm hiểu và học về ngôn ngữ HTML, CSS, JavaScript. Đây là những ngôn ngữ tối thiểu mà bạn bắt buộc phải biết trước khi trở thành một lập trình viên. HTML, CSS rất cần thiết để cho trang web có thể hiển thị được nội dung. Trong đó HTML cho phép người lập trình viết thêm các nội dung cho trang web, và CSS sẽ giúp người lập trình tạo cho những nội dung đó mang những phong cách riêng biệt. JavaScript đóng vai trò lớn trong việc giúp bạn trở thành một lập trình viên Full Stack trong thập kỷ mới này. Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình kiểu tĩnh dễ bảo trì và mang tính ổn định cao, thêm vào đó bạn có thể sử dụng cả ở 2 phần front-end và back-end, lập trình ứng dụng đa nền tảng.
● Ngôn ngữ Back-end: Sẽ giải quyết các vấn đề về hoạt động cơ sở dữ liệu, xử lý logic ứng dụng, phân quyền truy cập và tất cả thao tác database. Một số ngôn ngữ server side như: Java, PHP, Python hoặc ASP.NET
● Database & Web Storage: Bạn cần phải tìm hiểu và nắm vững các kiến thức như: database relational data (SQL), NoSQL database, các công nghệ lưu trữ sử dụng cookies, cached, … Việc hiểu biết về các kiến thức này sẽ giúp người lập trình chọn nơi lưu dữ liệu và cách lưu lại các dữ liệu của hệ thống. Phần lớn các phần mềm cần lưu trữ dữ liệu đều cần sử dụng tới Database. Bên cạnh đó việc tìm hiểu về cache DB sẽ giúp cho hệ thống dữ liệu của bạn khi được lớn dần không bị sập hoặc không làm tăng chi phí ở phần cứng.
● HTTP & REST: Trong đó HTTP là một giao thức để truyền tải phi văn bản lên internet. HTTP sẽ thông qua www để tiến hành truyền tải các dữ liệu đi và đến giữa Web server và các trình duyệt Web khác. REST có tên gọi đầy đủ là Representational State Transfer, để quản lý các tài nguyên trên internet, người ta sử dụng REST như một dạng kiến trúc để giao tiếp giữa các máy tính gồm các máy tính cá nhân và máy chủ web.
● Web Application Architecture hay còn được gọi là một cấu trúc ứng dụng web. Đây là một phần khá khó khăn và rắc rối hơn so với những kiến thức của các phần ở trên. Tuy nhiên nếu bạn muốn xây dựng hay tạo nên một hệ thống web có mức độ phức tạp cao, mà vẫn hoạt động được trơn tru, vẫn có thể dễ dàng nâng cấp và bảo trì thì bạn cần phải tìm hiểu và biết cách cấu trúc code, separate các file, cách tổ chức, sắp xếp các dữ liệu trong CSDL, …
Vừa rồi là từng bước trong lộ trình học để trở thành một lập trình viên Full Stack chuyên nghiệp.
> NIIT – ICT Hà Nội là đơn vị chuyên đào tạo lập trình viên Full stack. Ghé thăm website của NIIT – ICT Hà Nội tại https://niithanoi.edu.vn để biết thêm về các khóa học cũng như các ưu đãi hấp dẫn bạn nhé.
Để trở thành một lập trình viên Full stack cũng quá là khó khăn. Với lộ trình trên thì khoảng 12 tháng là bạn có thể hoàn thành rồi.
Nhưng để trở thành một lập trình viên full stack giỏi thì bạn cần thực sự nỗ lực. Bên cạnh việc học / làm thành thạo theo lộ trình ở trên, bạn cũng cần có thời gian để trau dồi thêm kỹ năng làm việc, tiếng anh chuyên ngành / giao tiếp và đặc biệt là kinh nghiệm nhiều dự án (Thành công và cả Dự án thất bại).
Thậm chí còn phải học cả các kiến thức của chuyên ngành khác như kinh tế, xã hội, văn hóa… để có thể tạo ra các ứng dụng mang giá trị thực tiễn cao.
Thông qua quá trình, thời gian làm việc bạn sẽ tích lũy được thêm những kinh nghiệm với những trang web, ứng dụng khác nhau. Cũng như là cách để thiết kế và xây dựng cấu trúc ứng dụng mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bạn đã hiểu Lập trình Full stack là gì chưa?
Vừa rồi là những thông tin liên quan tới lập trình viên Full Stack cho những bạn đang muốn tìm hiểu về lộ trình học lập trình Full stack. Nếu như bạn thực sự đam mê với công việc này hãy dành thời gian và sự chăm chỉ của mình với nó. Chúc các bạn thành công.