Đăng ký

Khái quát chung về truyện ngắn Lão Hạc Ngữ văn 8

1,279 từ

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .

Lão Hạc

1.    Tác giả
Nhà văn Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Ông từng viết báo, viết văn, dạy học.. và tham gia Cách mạng; tùng là Ưỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III, bị địch phục kích và hi sinh.

Lão Hạc và cậu Vàng

Lão Hạc và cậu Vàng

Trước Cách mạng, Nam Cao có nhiều thành công về để tài người nông dân và người trí thức. Những tác phẩm tiêu biểu: Đôi lứa xứng đôi (Chí Phèo), Nửa đêm, Đời thừa,... Sau Cách mạng, Nam Cao là một trong những nhà văn tiên phong của nền văn học mới. Những tác phẩm chính: Ờ rừng, Chuyện biên giới, Đôi mát,...

Nam Cao đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt I - năm 1996).

Phân tích gái trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc

2.    Nhân vật lão Hạc
-    Là một người có hoàn cảnh bất hạnh: vợ mất, con vì phân chí mà bỏ đi cao su. Lão trở thành một ông già cô đơn, chỉ duy nhất có con chó bầu bạn. Tuổi già sức yếu, khi cái đói tràn đến lảo đành chịu bữa đói bữa no rồi chết trong nghèo đói.

-    Là một người chất phác, thật thà: lão luôn tin tưởng hàng xóm của mình là ông giáo, chia sẻ với ông giáo những suy nghĩ tì mỉ nhất của mình. Trước khi chết, giao cả mảnh vườn nhờ ông giáo trông coi giúp. Chỉ vì bán đi con chó Vàng mà lão đau khổ, day dứt bồi mình đã “lừa một con chó”!

-    Là một người cha giàu tình thương:
+ Chấp nhận cảnh sống cô độc để con đi cao su bởi lảo đồng cảm với nỗi phẫn chuyện của con
+ Yêu thương “cậu Vàng rất mực phần lớn bởi dó là kỉ vệt duy nhất của con trai.
+ Thà chết chứ không “ăn” vào mảnh vườn của con; đánh đổi mạng sống của mình lấy mảnh vườn để khi con về có đất đai sinh sống làm ăn.
  + Là một con người giàu lòng tự trọng:
+ Từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo dù đố là củ khoai, củ sán.
+ Trước khi chết vẫn để lại tiền làm ma mình không muốn làm phiền luỵ đến xóm làng.
+ Thà chết để giữ lấy nhân phẩm của mình.

4.    Nhân vật “tôi"
-    Là một ông giáo nghèo, một người có học thức, địa vị trong làng đồng thời là người hàng xóm tốt của lão Hạc luôn có ý giúp đỡ lão những khi khó khăn.
-    Ban đầu dửng dưng khi nghe tin lão Hạc bán chó.
-    Khi nghe lăo kể về đứa con và chuyện con Vàng bị bắt, ông giáo cảm thông hơn với lão.
-    Có những thoáng buồn và nghi ngờ về nhân cách của lão Hạc khi nghe binh Ti kể chuyện lào Hạc xin bả chó.
-    Thấu hiểu trọn vẹn nhân cách cao đẹp của lão Hạc khi chứng kiến cái chết của lão. Từ đó, thấy thương xót và kính trọng người hàng xóm của mình.

-    Ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả): “Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn là những cớ để cho ta tàn nhản; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương không bao giờ ta thương (...) Cái bản tính tốt của người ta những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” thể hiện một quan niệm và một triết 1 sống sâu sắc và tiến bộ. Đây là một thái độ yêu thương, trân trọng nhàm khám phá những nét tốt đẹp của con người.


5.    Giá trị nhân đạo
-    Phản ánh cuộc đời khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nể, phải chịu sưu cao thuế nặng của người nông dân trong xã hội cũ.
-    Phát hiện những phẩm chất đống quý của người nông dân: trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu, đầy tự trọng

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!