Đăng ký

Hướng dẫn soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu

1,859 từ Soạn bài

Việt Bắc - Tố Hữu 
 

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
a.    Cuộc đời
–    Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
–    Quê ở Thừa Thiên Huế
–    Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo
–    Thời đại:
             “ Năm hai mươi của thế kỉ hai mươi
                Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người
                Nước đã mất cha đã làm nô lệ”
–    Bản thân: chịu cảnh mất mẹ thiếu thốn tình thường, sớm có tình yêu văn học và lớn lên theo đuổi ước vọng làm cách mạng để cứu đất nước
–    Ông đã từng bị bắt vào tù năm 1939 đến 1942 ông vượt ngục thành công trở về hoạt động cách mạng
–    Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và Mỹ ông đảm nhiệm nhiều chức vụ cao và góp nhiều công sức cả mặt trận quân sư lẫn mặt trận tinh thần
b.    Đường cách mạng đường thơ: con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng
–    Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)
–    Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954)
–    Gió lộng (1955- 1961)
–    Ra trận (1962- 1971) và máu và hoa( 1972- 1977)
–    Một tiếng đờn (1992), ta với ta(1999)
–    Phong cách nghệ thuật: cả nội dung và nghệ thuật đều mang tính chất trữ tình chính trị, giọng điệu đăm thắm mượt mà
2.    Tác phẩm Việt Bắc
a.    Hoàn cảnh sáng tác
–    Tháng 10 – 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng. Trước sự kiện quan trọng cùng với cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này
b.    Kết cấu: theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca
c.    Bố cục: 3 phần:
–    Phần 1: 8 câu đầu: cảm xúc cuộc chia tay
–    Phần 2: tiếp đến câu 20: lời người Việt Bắc
–    Phần 3: còn lại: lời người cách mạng
d.    Chủ đề: Ca ngợi về cuộc sống và con người kháng chiến thể hiện tình cảm thủy chung của người cách mạng với người dân Việt Bắc

II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Cảm xúc chia tay
a.    Bốn câu đầu: lời của người ở lại
–    Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về
–    Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao
–    Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm” một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn
->    Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính
b.    Bốn câu sau: lời của người về
–    Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước
–    Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt bắc thân thương giản dị
–    Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc
2.    Lời người Việt Bắc
–    Nhịp thơ 2/4 ở câu lục, nhịp thơ 4/4 ở câu bát cùng với phép lặp cấu trúc cú pháp, điệp từ tạo nên sự đối xứng khiến cho bao kỉ niệm không rời rạc mà trở nên ngân nga da diết
–    Hình ảnh: mưa nguồn, suối lũ, mây mù -> thiên nhiên đẹp nhưng đầy nguy hiểm
•    Miếng cơm chấm muối -> cuộc sống thiếu thốn khổ cực
•    Trám măng -> đặc sản của Việt Bắc
•    Mối thù nặng vai -> trách nhiệm nặng nề
•    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son -> cuộc sống nghèo khó nhưng tình thương dạt dào
•    Kháng Nhật, Việt minh -> buổi đầu cách mạng gian khổ
•    Những địa danh Tân Trào, Hồng thái nơi diễn ra những sự kiện quan trọng
->    Tất cả những kỉ niệm từ sinh hoạt hằng ngày đến đánh trận đều được người dân Việt Bắc kể lại đầy ngậm ngùi nhung nhớ

3.    Lời của người cách mạng
a.    Nhớ cảnh và người Việt Bắc
–    Người cách mạng khẳng định nỗi nhớ của mình với Việt Bắc
–    Điệp từ nhớ khẳng định tình cảm thủy chung trước sau như một
–    Thiên nhiên
•    Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian
•    Ánh trăng buổi tối
•    Ánh sáng ban chiều
•    Những bản làng mờ trong sương sớm
•    Những bếp lửa hồng lúc đêm khuya
–    Con người:
•    Những ngày tháng đông cảm cộng khổ
•    Chăn sui đắp cùng
•    Người mẹ cơ cực trong lao động
•    Lớp học bình dân
•    Sinh hoạt cơ quan
•    Tiếng mõ tiếng chày
->    Tình cảm gắn bó cảu đồng chí đồng bào
–    Sự hòa quyện giữa cảnh và người
•    Mùa đông: màu đỏ của hoa chuối và dao gài thắt lưng  con người hiện lên vẻ đẹp hiên ngang làm chủ núi rừng
•    Mùa xuân: mơ nở trắng rừng và người đan nón - vẻ đẹp con người chăm chỉ tỉ mỉ
•    Mùa hè: rừng phách đổ vàng, con người hái măng một mình  vẻ đẹp cần cù
•    Mùa thu: trăng rọi hòa bình, tiếng hát ân tình thủy chung  sự chung thủy
->    Câu thơ làm nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về bốn mùa, bốn đức tính tốt đẹp của người dân Việt Bắc cũng được thê hiện rõ
b.    Kỉ niệm Việt Bắc anh hùng
–    Nghệ thuật nhân hóa rừng cây cũng biết đánh tây
–    Điệp từ nhớ kết hợp với các địa danh cụ thể gắn liền với những chiến công oanh liệt trong chiến đấu
–    Những hình ảnh không gian rộng lớn
–    Những từ láy “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”
–    Biện pháp so sánh như là đất rung
–    Nghệ thuật cường điệu: bước chân nát đá
->    Diễn tả khí thế hào hùng của cuộc hành quân kháng chiến. tất cả các lực lượng bộ đội dân công đều cùng hợp sức để tạo nên thẳng lợi cuối cùng
–    Động từ “vui” kết hợp với biện pháp liệt kê: Hòa Bình, Tây bắc, Điện Biên… gợi lên niềm vui như được lan tỏa ra khắp đất nước chứ không riêng gì Việt Bắc
c.    Niềm tin cách mạng
–    Nhớ Việt Bắc là nhớ về Đảng, nhớ về trung ương về chính phủ với những chủ trương đường lối đúng đắn
–    Biện pháp liệt kê: “điều quân”, “phát động”, “ mở đường” cho thấy những việc làm và đường lối của Đảng quan trọng
–    Nhớ về Việt bắc là nhớ về Bác Hồ
–    Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là niềm tin của nhân dân, nơi hội tụ tình cảm suy nghĩ niềm hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước
III.    Tổng kết
–    Việt Bắc là khúc hát ân tình về cách mạng về kháng chiến, thể thơ lục bát kết hợp với đại từ “mình ta”, ngôn ngữ giàu hình ảnh gần gũi, các biện pháp nghệ thuật tạo được thành công khi biểu đạt ý đã làm nên một bài thơ vô cùng hấp dẫn