Hướng dẫn soạn bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
ĐẤT NƯỚC - Nguyễn Khoa Điềm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943
– Quê : Phong Điền – Thừa Thiên Huế
– Sinh ra trong một gia đình tri thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Đó là một gia đình có truyền thống văn học
– Bản thân
• Sau khi tốt nghiệp khoa văn Nguyễn Khoa Điềm về quê hoạt động tích cực hoạt động cách mạng và văn nghệ; viết báo, làm thơ
• Sau này ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước
b. Sự nghiệp
– Tác phẩm tiêu biểu: đất ngoại ô, mặt đường khát vọng, thơ Nguyễn Khoa Điềm
– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ
– Phong cách nghệ thuật: thơ trữ tình chính luận, thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu cảm xúc suy tư dồn nén
2. Hoàn cảnh sáng tác Mặt đường khát vọng
– Hoàn cảnh ở chiến khu Trị Thiên, 1971. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ thanh niên thời chống Mỹ với ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương đất nước
3. Vị trí
– Đất nước thuộc phần đầu của chương V trường ca mặt đường khát vọng nhưng được xem như một bài thơ trọn vẹn
4. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: từ đầu đến muôn đời: cảm nhận chung về đất nước
– Phần 2: còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Cảm nhận chung về đất nước
a. Đất nước có tự bao giờ
– Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, lối trò chuyện tự nhiên thân mật NKĐ đã phát hiện đất nước ở muôn mặt đời thường
– Một đất nước có tự ngày xửa ngày xưa
– Một đất nước bắt đầu từ miếng trầu giờ đã có bốn nghìn năm tuổi
– Một đất nước lớn lên khi dân biết chồng tre đánh giặc
– Đất nước là những hạt gạo một nắng hai sương, là tình cảm gừng cay muối mặn của cha mẹ
-> Như vậy nhà thơ định nghĩa nhà nước không bắt đầu bằng những triều đại lịch sử, không bắt đầu bằng những mốc thời gian hình thành mà bắt đầu bằng những đời sống hằng ngày bình dị gần gũi
b. Đất nước là gì?
– Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước
– Thời gian được cảm nhận suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai. Đó là một đất nước thiêng liêng tư thời Lạc Long Quân và Âu Cơ và đến ngày nay có em và anh và mai này là đất nước của con chúng ta
-> Bốn câu thơ cuối như một lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với tất cả chúng ta, nó không phải là giáo lý mà nó chỉ là một lời khuyên chân thành. Chúng ta nên biết hóa thân cho dáng hình sứ xở làm nên đất nước muôn đời. 2. Tư tưởng đất nước của nhân dân
a. Không gian địa lý
– NKĐ liệt kê những danh lam thắng cảnh của đất nước ta từ Bắc đến Nam, và chính nhân dân làm nên những danh lam ấy
– Ở mỗi danh lam ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: chung thủy, hiếu học, anh hùng..
– Điểm mới trong cách cảm nhận đất nước của NKĐ: nhà thơ không đi nói về hình dáng đất nước mà đi vào từng địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân
b. Thời gian lịch sử
– Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước
– Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
– Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
– Điểm mới là không nói đến những anh hùng lãnh đạo mà nói về phần lớn nhân dân
c. Bề dày lịch sử
– Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là : say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
III. Tổng kết
– NKĐ đã sử dụng triệt để kho tàng văn học dân gian ca dao tục ngữ kết hợp với những thủ pháp nghệ thuật linh hoạt cùng giọng điệu thủ thỉ trữ tình đã làm nên một bài thơ hay vê đất nước